Câu hỏi mục 3 trang 137 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
Hình 4. Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi
- Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.
- Trình bày cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 137
Phương pháp giải
Đọc thông tin trong mục 3 (Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc) và quan sát hình 4.
Lời giải chi tiết
- Phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.
- Cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
- Cách thức để con người khai thác:
- Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,...), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mảnh ruộng nhỏ.
- Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.
- Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.
- Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc: các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,...
-- Mod Lịch sử và Địa lí 7 HỌC247
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Câu hỏi mục 1 trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2 trang 136 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 4 trang 137 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 137 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 137 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT