Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Tìm kiếm thông tin và trình bày về vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 2
Hướng dẫn giải:
Để trả lời câu hỏi các em tiến hành tìm kiếm thông tin về vành đai núi lửa Thái Bình Dương trên internet và tổng hợp tiến hành trình bày thông tin tìm được.
Lời giải chi tiết:
Vành đai lửa (Ring of Fire) hay Vành đai lửa Thái Bình Dương là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và trải dài trong khoảng 40 000 km từ mũi phía nam của Nam Mỹ tới tận Niu Di-len. Nó gắn liền với 1 dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này, và nằm rải rác trong vành đai này là 75% số núi lửa đang hoạt động trên Trái Đất. Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng, sự chuyển động và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất.
-- Mod Lịch sử và Địa lí 6 HỌC247
-
Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành những gì?
bởi Song Thu 16/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
bởi Bình Nguyen 29/11/2021
A. Xói mòn.
B. Phong hoá.
C. Hạ xuống.
D. Xâm thực.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mỏ khoáng sản nhiên liệu là gì?
bởi Nguyễn Thủy 29/11/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 24 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 5 trang 24 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 6 trang 24 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT