YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo


Lịch sử và Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ giới thiệu đến các em học sinh lớp 6, qua nội dung tài liệu giúp các em bám sát nội dung SGK. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích được nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 đến 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa lên đến 10000C.

- Bao man - ti với trạng thái quánh dẻo đến rắn, có độ dày 2900 km, nhiệt độ từ 1500 - 37000C.

- Lớp nhân có tạng thái từ lỏng đến rắn với độ dày khoảng 3400 km, nhiệt độ khoảng 50000C

1.2. Các địa máng (mảng kiến tạo)

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu…. Kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.

Bài tập minh họa

2.1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (có thể lập bảng so sánh).

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 1 trong SGK và thông tin mục 1 để lập bảng so sánh.

Hình 1: Cấu tạo bên trong Trái Đất

Lời giải chi tiết:

2.2. Các địa máng (mảng kiến tạo)

Quan sát hình 2, em hãy:

- Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào?

- Dựa vào chú giải, tìm trên hình các địa mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó.

Hình 2. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình 2, phân tích nội dung câu hỏi và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Các địa mảng lớn của Trái Đất bao gồm:

+ Mảng Thái Bình Dương

+ Mảng Bắc Mỹ

+ Mảng Nam Mỹ

+ Mảng Âu – Á

+ Mảng Phi

+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a

+ Mảng Nam Cực

- Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á.

- Các mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó:

+ Mảng Phi với mảng Âu-Á

+ Mảng Âu – Á với mảng Ấn Độ

+ Mảng Ấn Độ với mảng Thái Bình Dương

+ Mảng Bắc Mỹ với mảng Thái Bình Dương

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp.
+ Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 24 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 24 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 24 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON