YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa.


Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập cho các em học sinh lớp 6 HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa SGK Chân trời sáng tạo được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với phần lí thuyết ôn tập và bài tập minh họa chi tiết dễ hiểu, giúp các em học tập tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp: vỏ Trái Đất, man-ti (lớp giữa) và lõi Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn

 + Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (ví dụ: đá sét, đá cát, đá vôi).

 + Còn các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại, gọi là đá mac-ma (ví dụ: đá gra-nit, đá ba-dan).

1.2. Các mảng kiến tạo

- Theo các nhà khoa học địa chất, thạch quyền được chia tách bởi các đứt gãy sâu tạo thành các mảng, gọi là các mảng kiến tạo.

- Các mảng kiến tạo chuyển động tách xa nhau, đó là phần ở giữa các đại dương thế giới.

- Các mảng này lại có chuyển động xô vào nhau như giữa mảng Ấn – Úc và mảng Á – Âu giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Á – Âu.

1.3. Động đất

- Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất. Có nhiều nguyên nhân sinh ra động đất, nhưng chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.

- Các trận động đất lớn ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở, ở biển còn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm hoạ kép động đất sóng thần tàn phá các địa phương ven biển. Ở những vùng đông dân cư, động đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Để dự báo được địa điểm và thời gian xảy ra động đất, hiện nay con người đã thiết lập nhiều trạm nghiên cứu với những dụng cụ đo đạc chính xác nhằm cố gắng hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra.

1.4. Núi lửa

- Núi lửa là hiện tượng phun  trào macma trên bề mặt Trái Đất. núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết nằm dưới đại dương. Phần lớn núi lửa đã và đang hoạt động nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

- Núi lửa phun trào ảnh hưởng đến môi trường sống của con người tro bụi, ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các sinh vật khác... Tuy nhiên sau khi dung nham phân hủy sẽ tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Bài tập minh họa

2.1. Cấu tạo của Trái Đất

Dựa vào hình 9.1, bảng 9.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

- Trái Đất gồm những lớp nào?

- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 và bảng 9.1 để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.

- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:

+ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.

+ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.

+ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.

2.2. Các mảng kiến tạo

Dựa vào hình 9.3, em hãy:

- Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớp nào?

- Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.3 để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

- Lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn như: mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, mảng Bắc Mỹ, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Mỹ và mảng Nam Cực.

- Nơi tiếp giáp giữa hai mảng xô vào nhau:

+ Mảng Bắc Mỹ và mảng Nam Mỹ xô vào nhau, nơi tiếp giáp là mảng Trung Mỹ.

+ Mảng Phi và mảng Âu – Á xô vào nhau, nơi tiếp giáp là mảng A-na-tô-li, mảng A–rap và mảng I-ran.

- Mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Mỹ tách nhau ra, nơi tiếp giáp là mảng Na-xca.

2.3. Động đất

Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Mô tả lại diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của trận động đất.

- Xác định các vành đai động đất.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.4 để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

Diễn biến trận động đất:

- Khi mọi người đang làm việc thì các thiết rung lắc và rơi xuống đất vỡ tan.

- Thành phố đổ nát, thiếu nước, mất điện.

- Cường độ 7,8 độ richte, gây ra thương vong cho hàng nghìn người.

Nguyên nhân: do sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a về phía bắc dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Hi-ma-lay-a.

Các vành đai động đất:

- Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.

- Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.

- Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

- Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.

2.4. Núi lửa

1. Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy

- Xác định các vành đai núi lửa trên thế giới.

- Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào? Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả gì?

2.

- Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn nào?

- Những từ khóa nào thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất?

Phương pháp giải:

1. Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.

2. Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân.

Hướng dẫn giải:

1. Núi lửa

- Các vành đai núi lửa trên thế giới:

+ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.

+ Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi- lip- pin.

- Núi lửa có thể phun trào là do các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra bên ngoài Trái Đất.

- Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả:

+ Gây ra tổn thất lớn về người và tài sản.

+ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người như tro bụi và dung nham gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các sinh vật.

2. Thông tin về động đất và núi lửa

- Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn: sách, báo, chương trình tivi, internet,...

- Những từ khóa thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất như: núi lửa, động đất, thảm họa thiên nhiên,...

Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

+ Trình bày được cấu tạo của Trái Đất.
+ Xác định được trên lược đồ các mãng kiến tạo lớn, đời tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.
+ Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân.
+ Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 143 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 143 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 143 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 31 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 31 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 32 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 32 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 32 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 33 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7 trang 33 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8 trang 34 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9 trang 34 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa.

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON