Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 143 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Em hãy lựa chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Giả sử khi đang trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?
- Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 3
Hướng dẫn giải:
Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống thực tế. Tiến hành chọn 1 trong 2 nhiệm vụ thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân tiến hành thảo luận trao đổi và báo cáo.
Lời giải chi tiết:
- Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ tìm góc phòng để ngồi xuống chui xuống gầm bàn, tránh cửa kính, che mặt và đầu bằng cặp sách.
- Các thông tin về động đất và núi lửa tại Nhật Bản:
Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương nên lớp vỏ địa chấn phía dưới không bền vững khiến Nhật Bản có nhiều trận động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Hiện nay, tại Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động. Nhiều ngọn núi lửa đang được theo dõi sát sao để tránh hiểm hoạ, rủi ro. Đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ cũng là ngọn núi lửa đang hoạt động có khả năng phun trào và đang được kiểm soát. Những trận động đất đi kèm với hoạt động của núi lửa thường rất nhẹ ở mức con người không cảm nhận được, hoặc những chấn động vừa và nhỏ không gây hại cho con người, nhưng là dấu hiệu quan trọng nói lên hoạt động của núi lửa.
Hàng năm, chỉ riêng ở khu vực Tokyo xảy ra từ 40 đến 50 trận động đất mà con người có thể cảm nhận được, trong khi trung bình trên toàn quốc cứ 2 năm lại có một trận động đất mạnh gây tổn thất. Trên cả nước và các vùng lân cận hàng năm có khoảng 7.500 chấn động địa chấn, bao gồm cả những chấn động chỉ đo được bằng các phương tiện tinh vi nhất. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1.500 lần con người có thể cảm nhận được. Hiện nay ở Nhật Bản đã có Luật Tiêu chuẩn xây dựng qui định tiêu chuẩn chống động đất trong xây dựng dân dụng để phòng tránh tác hại cho con người. Nhà cửa được thiết kế để chịu được các trận động đất lớn, tuy nhiên điều này không đủ để kiềm chế phản ứng của người dân trong trường hợp có động đất xảy ra bất thường tại thành phố. Việc nghiên cứu dự báo động đất bắt đầu vào nửa cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20 nhằm mục đích dự báo động đất ở đất liền trên mức 7 độ địa chấn và ở biển trên mức 8 độ địa chấn.
-- Mod Lịch sử và Địa lí 6 HỌC247
-
Nêu nguyên nhân dẫn đến núi lửa?
bởi hi hi 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 143 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 143 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 31 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 31 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 32 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 32 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 5 trang 32 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 6 trang 33 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 7 trang 33 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 8 trang 34 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 9 trang 34 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST