YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa


Tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa SGK Cánh diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

- Khi xác định phương hướng ngoài thực địa, trước hết ta cần xác định hướng Mặt Trời mọc (vào buổi sáng, ở hướng đông) hoặc hướng Mặt Trời lặn (vào buổi chiều ở hướng tây). Từ đó xác định được hướng bắc và hướng nam. Sau khi xác định được bốn hướng chính, ta sẽ xác định được các hướng phụ.

- Khi đã xác định được phương hướng, ta cần tìm một địa vật dễ phân biệt (một đỉnh núi, một cây cao, một tháp cao,...) để làm mốc định hướng di chuyển.

1.2. Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

- Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo bóng nắng. Lấy một cây sào, dài khoảng 2 m. Cắm sào xuống đất cho đứng thẳng giữa bãi trống. Giả sử, ta quan sát bóng của đầu cây sào vào khoảng 9 giờ sáng. Lấy một vật nhỏ (sỏi) đánh dấu vị trí của bóng nắng ấy (vị trí A ở hình 8.3). Khoảng 15 phút sau, Mặt Trời dịch về phía tây, bóng nắng dịch về phía đông. Lấy hòn sỏi thứ hai đánh dấu vị trí của bóng nắng đầu cây sào (vị trí B ở hình 8.3).

- Đừng đặt hai gót chân ở vị trí của hai hòn sỏi. Hòn sỏi thứ nhất ở gót chân trái. Hòn sỏi thứ hai ở gót chân phải. Mắt nhìn về phía trước. Đó là hướng bắc.

1.3. Xác định hướng bằng la bàn

- Dụng cụ để xác định phương hướng gọi là la bàn. Có hai loại la bàn thường được sử dụng hiện nay là: La bàn cầm tay và la bàn trong điện thoại thông minh.

- Khi sử dụng la bàn cầm tay hay la bàn trong điện thoại thông minh, cần đặt thiết bị nằm ngang trên mặt phẳng, tránh xa các vật có từ trường mạnh như nam châm.

+ Nếu dùng la bàn cầm tay, cần đợi khi kim la bàn ngừng dao động rồi mới xác định hướng bắc (đầu kim có màu đỏ, hoặc xanh,... hoặc có hình dáng đặc biệt để phân biệt là đầu chỉ hướng bắc). Hướng ngắm của la bàn (đối với loại la bàn có đầu ngắm) hoặc kẻ một đường tưởng tượng từ tâm la bàn đến một điểm chuẩn (vật chuẩn) cho hướng chính xác từ chỗ ta đặt la bàn đến vật chuẩn so với hướng bắc.

+ Dùng la bàn trong điện thoại thông minh rất tiện lợi và chính xác. Khi mới bật la bàn lên, cần xoay chiếc điện thoại 1 vòng (hoặc theo hình số 8) để la bàn chỉ chính xác phương hướng.

+ Nếu muốn xác định phương hướng từ chỗ đặt điện thoại đến một vật nào đó, hãy đặt cho cạnh dài của điện thoại theo hướng tưởng tượng nối đến vật độ. Số độ ở màn hình điện thoai cho biết phương hướng chính xác.

+ Ví dụ, trong hình 8.4, la bàn trên điện thoại cho biết điện thoai đang xoay về hướng bắc - đông bắc, lệch sang phải so với phương bắc là 21o

Bài tập minh họa

2.1. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

Trên hình 8.1, tay phải đang hướng về phía Mặt Trời mọc. Hãy mô tả cách xác định các hướng bằng việc quan sát Mặt Trời mọc.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 8.1 kết hợp với kiến thức trong SGK phần Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

Lời giải chi tiết:

- Tay phải đang hướng về phía Mặt Trời mọc: hướng đông.

- Tay trái: hướng tây.

- Trước mặt: hướng bắc.

- Sau lưng: hướng nam.

2.2. Xác định hướng bằng la bàn

Quan sát hình 8.4, hãy tìm các chữ chỉ phương hướng bằng tiếng Việt tương ứng với các chữ chỉ phương hướng bằng tiếng anh (viết tắt) trên la bàn: N, S, E, W, NE, SE, NW, SW.

Hướng dẫn giải:

- Để trả lời câu hỏi này các em cần quan sát hình 8.4 kết hợp kiến thức bản thân và liên hệ thực tế với các nguồn thôn tin như báo chí hoặc internet để trả lời.

Lời giải chi tiết

- N (North): hướng bắc.

- S (South): hướng nam.

- E (East): hướng đông.

- W (West): hướng tây.

- NE (Northeast): hướng đông bắc.

- SE (Southeast): hướng đông nam.

- SW (Southwest): hướng tây nam.

- NW (Northwest): hướng tây bắc.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Xác định được phương hướng ngoài thực địa.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 60 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 60 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 61 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 61 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 61 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 61 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 61 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON