YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí


HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí SGK Cánh diều, được HOC247 biên soạn và tổng hợp với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết dễ hiểu, giúp các em bám sát nội dung chương trình SGK. Mời các em cùng học tập.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip và theo hướng từ tây sang đông.

- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất có các đặc điểm:

+ Nghiêng một góc không đổi là 66o33' so với mặt phẳng quỹ đạo.

+ Hướng nghiêng của trục không đổi trong suốt quá trình chuyển động.

- Thời gian Trái Đất thực hiện trọn một vòng quay xung quanh Mặt Trời gọi là một năm. Một năm có 365 ngày 6 giờ.

1.2. Các mùa trên Trái Đất

- Do đặc điểm của trục Trái Đất mà khi thì bán cầu Bắc, khi thì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

+ Vào ngày 21-3 và ngày 23-9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân phối đều cho cả hai bán cầu.

+ Từ ngày 21-3 đến trước ngàu 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Bắc lớn hơn góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Nam. Bán cầu Bắc nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Nam, nên bán cầu Bắc là mùa nóng còn bán cầu Nam là mùa lạnh.

+ Từ sau ngày 23-9 đến trước 21-3 bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Bắc, vì vậy bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh. Thời gian mùa của hai bán cầu trái ngược nhau.

- Ngày 22-6 là lúc bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về Mặt Trời, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc và chí tuyến Bắc (23o27'B)

- Do góc chiếu của tua sáng mặt trời khác nhau nên đặc điểm mùa ở các vùng vĩ độ cũng khác nhau. Vùng vĩ độ trung bình (vùng ôn đới) có sự thay đổi rõ rệt góc chiếu của tia sáng mặt trời trong năm nên có 4 mùa (Xuân, hạ, thu, đông) rất khác biệt.

1.3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

- Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Bắc đều có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Nam đều có đêm dài ngày ngắn.

- Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Nam có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Bắc đều có đêm dài ngày ngắn.

- Ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau.

- Từ vòng cực Bắc (66o33'B) đến cực Bắc và từ vòng cực Nam (66o33'N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm dài suốt 24 giờ (mùa đông)

Bài tập minh họa

2.1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Quan sát hình 7.1, hãy:

- Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Nhận xét trục của Trái Đất trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 7.1 kết hợp với kiến thức của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông trên quỹ đạo có hình elip gần tròn.

+ Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ (một năm thiên văn).

- Khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng trong suốt quá trình chuyển động.

2.2. Các mùa trên Trái Đất

1. Hãy cho biết từng bức ảnh trong hình 72 thể hiện mùa nào. Dựa vào đâu mà em khẳng định như vậy?

2. Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, hãy cho biết:

- Ngày 23-9, nhiệt độ và ánh sáng trên bề mặt Trái Đất được phân bố như thế nào?

- Ngày 22-12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến nào trên Trái Đất.

3. Hãy xác định các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam trong các khoảng thời gian: từ ngày 21-03 đến 22-6, từ ngày 22-06 đến ngày 23-09, từ ngày 23-09 đén ngày 22-12, từ ngày 22-12 đến ngày 21-03.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 7.2 trong SGK kết hợp với kiến thức thực tế.

2. Đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình 7.3.

3. Vận dụng kiến thức trong SGK phần Các mùa trên trên Trái Đất. Dựa vào bảng 7.1. Thời gian các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Bắc để xác định. Do bán cầu Bắc và bán cầu Nam ngược nhau.

Lời giải chi tiết:

1. Các mùa trên Trái Đất

- Hình A: mùa xuân.

- Hình B: mùa hè.

- Hình C: mùa thu.

- Hình D: mùa đông.

=> Dựa vào lượng ánh nắng và sự biến đổi của thực vật trong từng bức ảnh để khẳng định điều trên.

2. Nhiệt độ và ánh sáng

- Ngày 23/9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nên nhiệt độ và ánh sáng phân phối đều cho cả 2 bán cầu.

- Ngày 22/12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến 23o27'N trên Trái Đất.

3. Các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam

- Từ ngày 21/3 đến ngày 22/6: Mùa thu.

- Từ ngày 22/6 đến ngày 23/9: Mùa đông.

- Từ ngày 23/9 đến ngày 22/12: Mùa xuân.

- Từ ngày 22/12 đến ngày 21/3: Mùa hạ.

2.3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

1. Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22-6.

2. Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 7.4, kết hợp với nội dung trong SGK

2. Quan sát hình 7.5, vận dụng kiến thức trong SGK về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Lời giải chi tiết:

1. Độ dài ngày đêm ở 2 chí tuyến ngày 22-6

- Chí tuyến Bắc: Có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm.

- Chí tuyến Nam: Có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất trong năm.

2. Độ dài ngày - đêm trên Trái Đất

- Ngày 22-6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời => mùa nóng. Độ dài ban ngày của các vĩ độ:

+ Xích đạo: 12 giờ.

+ 20oB: 13 giờ 13 phút.

+ 30oB: 13 giờ 56 phút.

+ 60oB: 18 giờ 30 phút.

+ Vòng cực Bắc đến cực Bắc: 24 giờ.

=> Càng xa Xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn.

- Ngày 22-6, bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời => mùa lạnh. Độ dài ban ngày của các vĩ độ:

+ Xích đạo: 12 giờ.

+ 20oN: 10 giờ 46 phút.

+ 30oN: 10 giờ 5 phút.

+ 60oN: 5 giờ 40 phút.

+ Vòng cực Nam đến cực Nam: 0 giờ.

=> Càng xa Xích đạo, vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 59 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 59 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 59 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 59 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 59 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 59 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF