YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em với phần lí thuyết và bài tập bám sát nội dung chương trình học. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất

- Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ có 1 nửa Trái Đất được chiếu sáng, 1 nửa chìm trong bóng tối. Nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm.

- Do Trái Đất quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.

- Trái Đất quay một vòng quanh trục hết 23 giờ 56 phút 4 giây (làm tròn 24 giờ - một ngày đêm).

1.2. Giờ trên Trái Đất

- Giờ địa phương: 

+ Trái Đất quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông => Mặt Trời mọc tại các địa điểm phía đông sớm hơn phía tây.

+ Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời (giữa trưa) sớm hơn ở các kinh độ phía đông và muộn hơn ở các kinh độ phía tây.

=> Các địa điểm nằm trên các kinh độ khác nhau sẽ có giờ khác nhau => Giờ địa phương không tiện tiện cho đời sống và sản xuất.

- Giờ khu vực:

+ Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.

+ Hai khu vực giờ nằm cạnh nhau sẽ chênh lệch 1 giờ.

+ Khu vực giờ số 0 được quy định trong phạm vi giữa các kinh tuyến 7°30'T và 7°30'Đ.

+ Thực tế, ranh giới các khu vực giờ không theo đường thẳng kinh tuyến mà thường quy định theo biên giới quốc gia nên rất phức tạp.

1.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Vận động quay quanh trục của Trái Đất sinh ra lực Cô-ri-ô-lit (lực làm lệch hướng chuyển động các vật thể bay/dòng chảy trên Trái Đất).

- Hướng chuyển động của vật thể ở bán cầu Bắc bị lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái.

Bài tập minh họa

2.1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất

Dùng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và chứng minh rằng: Sự quay quanh trục đã làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày và đếm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thông tin trong mục 1 SGK, quả địa cầu và hình 6.1 SGK để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và chứng minh rằng: Sự quay quanh trục đã làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày và đếm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi.

Lời giải chi tiết:

- Trái Đất không ngừng tự quay quanh 1 trục tưởng tượng theo hướng từ tây sang đông.

- Trong quá trình tự quay, trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo.

- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

- Do Trái Đất tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm (hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi).

2.2. Giờ trên Trái Đất

1. Trái Đất quay một vòng là 360 độ trong thời gian 24h. Hãy tính xem 1 khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến.

Quan sát hình 6.2, hãy cho biết khu vực giờ số 0 có điểm gì đặc biệt.

2. Quan sát hình 6.3, hãy cho biết khi Hà Nội là 7 giờ thì các thành phố Luân-đôn, Bắc Kinh, Tô-ky-ô, Mát-xcơ-va, Niu Y-oóc là mấy giờ.

Quan sát hình 6.4, hãy giải thích tại sao mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau.

Hướng dẫn giải:

1. Sử dụng kiến thức trong SGK phần Giờ trên Trái Đất và hình 6.2. Các khu vực giờ (múi giờ) để trả lời câu hỏi này.

2. Quan sát hình 6.3 và 6.4 kết hợp với kiến thức trong SGK phần Giờ trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết:

1. Khu vực giờ

- Trái Đất quay một vòng là 3600 trong thời gian 24 giờ. Vậy một khu vực giờ rộng: 360 : 24 = 150 kinh tuyến.

- Khu vực giờ số 0 có điểm đặc biệt là: Đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân-đôn (Anh).

2. Tính giờ

- Khi Hà Nội 7 giờ thì các thành phố sẽ là:

+ Luân Đôn: 0 giờ.

+ Bắc Kinh: 8 giờ.

+ Tokyo: 9 giờ.

+ Mát-xcơ-va: 3 giờ.

+ Niu Y-óoc: 19 giờ.

- Khách sạn là nơi thường có nhiều khách du lịch đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Việc treo nhiều đồng hồ ở một số địa điểm khác nhau như vậy giúp khách du lịch có thể tiện theo dõi giờ. 

  Các địa điểm khác nhau trên Trái Đất đều có giờ khác nhau do Trái Đất vận động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

2.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Quan sát hình 6.5, hãy cho biết:

- Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 6.5 kết hợp với kiến thức về lực Cô-ri-ô-lit (lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể bay hoặc chảy trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết:

- Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch bên phải so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch bên trái so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của các vật thể theo chiều kinh tuyến.
+ Nhận biết được giờ địa phương/ giờ khu vực, so sánh được giờ cảu hai địa điểm trên thế giới.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 126 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 126 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 126 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 57 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 57 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 57 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 58 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON