YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 21: Vương quốc Phù Nam

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam

- Hình thành: Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I

- Phát triển:

+ Từ thế kỉ III-V, là quốc gia phát triển nhất,là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa

+ Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang

- Suy vong:

+ Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.

+ Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.

1.2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Phù Nam

+ Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa. Mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng phù sa bồi đắp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp..

+ Người dân Phù Nam chế tạo các sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo đặc trưng cho vùng sông nước vẫn còn tồn tại đến nay.

+ Họ rất giỏi buôn bán, giao lưu thương mại, trao đổi sản vật, hàng hóa,… với các thương nhân người nước ngoài. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo.

- Xã hội Champa có nhiều tầng lớp: Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

+ Quý tộc phần lớn là thương nhân, thợ thủ công trong các thành thị. Thợ thủ công làm nghề kim hoàn, làm đồ trang sức, tạc tượng, còn thương nhân buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa.

1.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Tín ngưỡng: thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

- Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, từ Vương quốc Phù Nam, các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.

- Kiến trúc: nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phủ Nam phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng - phong cách Phù Nam: tượng thần Vis-nu, tượng Phật bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo (TK VI - VII)

- Phương tiện đi lại: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch, dùng ngựa, trâu, bò,... để kéo xe.

+ Chỗ ở: nguời Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hoà trong với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây.

Bài tập minh họa

2.1. Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam

Em hãy mô tả quá trình hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức mục: Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam tóm tắt trình bày câu trả lời.

Hướng dẫn giải:

Quá trình hình thành, phát triển về suy vong của vương quốc Phù Nam

* Hình thành: Trên cơ sở di chỉ văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I

* Phát triển:

+ Từ thế kỉ III-V, là quốc gia phát triển nhất,là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cư dân trong khu vực với Ấn Độ, Trung Quốc

+ Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang

* Suy vong:

+ Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.

+ Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.

2.2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

Câu 1

Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu thông tin mục Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội, rút ra những hoạt động về kinh tế.

Hướng dẫn giải:

Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa:

+ Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa. Mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng phù sa bồi đắp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp...

+ Người dân Phù Nam chế tạo các sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo đặc trưng cho vùng sông nước vẫn còn tồn tại đến nay.

+ Họ rất giỏi buôn bán, giao lưu thương mại, trao đổi sản vật, hàng hóa,… với các thương nhân người nước ngoài. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo.

Câu 2

Em hãy kể tên những tầng lớp trong xã hội Phù Nam.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu thông tin mục Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội kết hợp hiểu biết của bản thân

Hướng dẫn giải:

Xã hội Champa có nhiều tầng lớp: Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

+ Quý tộc phần lớn là thương nhân, thợ thủ công trong các thành thị. Thợ thủ công làm nghề kim hoàn, làm đồ trang sức, tạc tượng, còn thương nhân buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa.

Câu 3

Nêu những hoạt động chính của thành thị Óc Eo. Những tầng lớp cư dân nào trong xã hội cư trú ở Óc Eo trước khi nó sụp đổ.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu thông tin mục Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội kết hợp hiểu biết của bản thân

Hướng dẫn giải:

- Chức năng chính của thành thị Óc Eo: là thương cảng nơi diễn ra các hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.

-  Nơi đây là nơi sinh sống của các tầng lớp cư dân khác nhau như thương nhân, thợ thủ công,... cho thấy vai trò của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong xã hội Phù Nam.

2.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Dựa vào thông tin và những tư liệu bên dưới, em hãy trình bày một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu thông tin mục Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội kết hợp hiểu biết của bản thân rút ra những thành tựu quan trọng (Tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, phương tiện đi lại, chỗ ở)

Hướng dẫn giải:

Một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam:

+ Tín ngưỡng: thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

+ Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, từ Vương quốc Phù Nam, các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.

+ Kiến trúc: nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phủ Nam phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng - phong cách Phù Nam: tượng thần Vis-nu, tượng Phật bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo (TK VI - VII)

+ Phương tiện đi lại: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch, dùng ngựa, trâu, bò,... để kéo xe.

+ Chỗ ở: nguời Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hoà trong với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây.

 Luyện tập

Học xong bài này các em có thể:

+ Mô tả được sự thành lập và quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam.
+ Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam
+ Nhận biết được một số thành tựu văn hóa của Phù Nam

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 66 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 66 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 67 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 67 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 68 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 21. Vương quốc Phù Nam

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON