YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 16: Chính sách cai trị của PK phương Bắc và sự chuyển biến của VN thời kì Bắc thuộc


Lịch sử và Địa lí 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc SGK Chân trời sáng tạo, được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung lí thuyết và bài tập minh họa bám sát nội dung chương trình SGK giúp các em học sinh lớp 6 có tài liệu học tập, nắm vững kiến thức, hi vọng tài liệu giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quá học tập tốt.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

1.1.1. Tổ chức bộ máy cai trị

- Chia Âu Lạc thành 3 quận ( Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam) gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

1.1.2. Chính sách bóc lột về kinh tế

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi đem về nước, đặt thêm thuế khoám lao dịch nặng nề.

- Nhà Ngô và nhà Lương siết ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

- Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.

1.1.3. Chính sách đồng hóa

- Trong suốt thời Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đều thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với dân tộc ta.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cũng người Việt, xóa bỏ tập tục lâu đời, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ, Nho gió, chữ Hán du nhập vào nước ta.

1.2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội

1.2.1. Những chuyển biến về kinh tế

- Sử dụng cày, sức kéo trâu bò, công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất

- Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông

- Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc đồng.

- Giao thương các sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

- Biết đắp đê phòng lũ lụt.

1.2.2. Những chuyển biến về xã hội

- Các thành phần trong xã hội thay đổi căn bản so với thời Văn Lang, Âu Lạc. Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép.

- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.

- Mâu thuẫn xã hội bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách thống trị, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình.

Bài tập minh họa

2.1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

Câu 1

Tại sao nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu?

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin mục Tổ chức bộ máy cai trị để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

- Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu để nhằm mục đích dễ cai trị và dần dần thu phục người Việt, biến nước ta thành một quận của người Hán, muốn xóa tên nước ta khỏi các bản đồ hành chính và trong tâm thức nhân dân Âu Lạc.

Câu 2

Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ 16.1,16.2 và hình 16.3, em hãy cho biết chính quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị gì đối với nước ta?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ 16.1,16.2 và hình 16.3

Hướng dẫn giải:

Ví dụ:

-  Chính sách về chính trị: 

+ Chia Âu Lạc thành 3 quận ( Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam) gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu

+ Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi đem về nước, đặt thêm thuế khoám lao dịch nặng nề

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cũng người Việt, xóa bỏ tập tục lâu đời, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ, Nho gió, chữ Hán du nhập vào nước ta

Câu 3

Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin mục Chính sách đồng hóa, kết hợp kiến thức bản thân rút ra câu trả lời.

Hướng dẫn giải:

Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam để âm mưu sáp nhập vùng lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc, đồng hóa dân ta thành một tộc người dưới sự cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc.

2.2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội

Câu 1

Em hãy xác định những chuyển biến của nông nghiệp nước ta trong thời kì Bắc thuộc?

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin mục 2

Hướng dẫn giải:

Những chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời kì Bắc thuộc:

- Sử dụng cày, sức kéo trâu bò, công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất. Người dân đã biết đắp đê phòng lụt để bảo vệ mùa màng.

- Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông.

- Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc đồng

- Giao thương với các quốc gia trong khu vực.

Câu 2

Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Tư duy logic

Hướng dẫn giải:

Ví dụ:

Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý nghĩa thể thiện trình độ phát triển kỹ thuật luyện đồng và quy mô sử dụng phổ biến, thông dụng của dụng cụ bằng đồng trong cuộc sống người dân.Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức phục vụ chính cho cuộc sống con người.

Câu 3

Quan sát tư liệu 16.6, hãy nêu những chuyển biến trong cơ cấu xã hội nước ta thời Bắc thuộc so với thời Văn Lang, Âu Lạc.

Phương pháp giải:

Quan sát tư liệu 16.6

Hướng dẫn giải:

Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý nghĩa thể thiện trình độ phát triển kỹ thuật luyện đồng và quy mô sử dụng phổ biến, thông dụng của dụng cụ bằng đồng trong cuộc sống người dân.Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức phục vụ chính cho cuộc sống con người.

Câu 4

Theo em, tầng lớp nào trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc của người Việt thời Bắc thuộc

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ 16.1,16.2 và hình 16.3

Hướng dẫn giải:

Theo em, tầng lớp trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của người Việt đó là các hào trưởng người Việt, tầng lớp này vừa có thế lực về kinh tế và uy tín trong nhân dân nên có khả năng lãnh đạo và lịch sử đã chứng minh điều đo qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu,…

 Luyện tập

Sau bài học này, các em học sinh cần nắm được các yêu cầu sau:
+ Nêu được một số chính sách cai trị của phong 
kiến phương Bắc trong thời Bắc thuộc.
+ Nhận biết được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 50 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 trang 51 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 51 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 51 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 52 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 52 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF