Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập cho các em học sinh lớp 6, Hoc247 biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập Lịch sử và Địa lí 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc SGK Chân trời sáng tạo. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững nội dung của bài học: Lịch sử hình thành và phát triển của nước ta qua hai triều đại Văn Lang và Âu Lạc. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhà nước Văn Lang
1.1.1. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang
- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
- Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang.
1.1.2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp chiến đấu.
1.2. Nhà nước Âu Lạc
Năm 214 TCN, quân Tấn ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt. Người Lạc Việt và người Tây Âu dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, nhà Tần phải rút quân về nước.
- Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước là Âu Lạc, rời đô về Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Bài tập minh họa
1.1. Nhà nước Văn Lang
Câu 1
Dựa vào thông tin trong bài học và tư liệu 14.1, em hãy:
- Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
- Nêu phạm vi của nước Văn Lang.
- Cho biết kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bài học và tư liệu 14.1 phân tích nội dung chính câu hỏi rút ra câu trả lời.
Hướng dẫn giải:
- Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang.
- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Câu 2
Dựa vào sơ đồ 14.2, em hãy trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
Phương pháp giải:
Quan sát lược đồ
Hướng dẫn giải:
Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Ông chia cả nước thành 15 bộ, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.
1.2. Nhà nước Âu Lạc
Quan sát các hình từ 14.3 đến 14.6 và kết hợp với thông tin trong bài, em hãy cho biết nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang.
Phương pháp giải:
Quan sát lược đồ
Hướng dẫn giải:
Tổ chức nhà nước thời Âu Lạc có điểm mới so với nhà nước thời Văn Lang ở chỗ vua có nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước. Cụ thể:
+ Nước Văn Lang: Hùng Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính)
+ Nước Âu Lạc: An Dương Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính).
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể:
+ Nêu được khoảng thời gian thành lập và phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc.
+ Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. hoàn chỉnh, chặt chẽ.
- B. sơ khai, đơn giản.
- C. chưa khoa học, chưa phù hợp.
- D. phức tạp, rối rắm.
-
Câu 2:
Em hãy cho biết nguồn gốc của sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc là
- A. Sự chuyển biến về kinh tế.
- B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.
- C. Sự tư hữu hóa trong sản xuất.
- D. Sự thay đổi trong gia đình.
-
- A. Đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước
- B. Trọng võ
- C. Trọng xỉ
- D. Trọng văn
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 45 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 45 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 46 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 46 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 5 trang 46 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!