YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà


Tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà SGK Cánh diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sông

a. Sông

- Sông là các dòng chảy tự nhiên, chảy theo những lòng dẫn ổn điịnh do chính dòng chảy này tọa ra. Nước sông được cung cấp bởi các nguồn là nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan. Nơi dòng chảy được bắt đầu gọi là nguồn của dòng sông. Các sông lớn đều có các phụ lưu và vùng gần cửa sông thường có các chi lưu.

- Sông chính và các phụ lưu, chi lưu tạo thành hệ thống sông. Ở Việt Nam có nhiều hệ thống sông như: Hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai.

- Vùng đất cung cấp các loại nước cho một con sông được gọi là lưu vực sông.

b. Chế độ nước sông

- Dòng chảy của sông trong năm được gọi là chế độ nước sông. Để theo dõi chế đọ nước sông người ta đo lưu lượng dòng chảy. Hầu hết các sông có mùa lũ và mùa cạn. Tùy theo nguồn cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau.

- Phần lớn các sông có nguồn cũng cấp nước là mưa, đây thường là những sông lớn, chế độ nước rất rõ rệt, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.

- Một số sông lại có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ, những sông này là những sông nhỏ, chế độ nước khá điều hòa. Cũng có sông có nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ thường khó lường.

- Lũ thường gây nguy hiểm cho người và thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên lũ cũng mang theo phù sa bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ.

c. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững

- Sông hồ có một số giá trị ti lớn:

+ Sông hồ là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

+ Sông, hồ là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật thủy sinh. Vì thế nhiều sông hồ thu hút dân cư làm nghề đánh bắt cá và nuôi thủy sản.

+ Các sông, hồ còn là đường giao thông thủy quan trọng.

+ Các cảnh quan mặt nước, ven sông, hồ có không khí trong lành còn tạo nên giá trị du lịch nghỉ dưỡng

+ Các sông vùng núi có giá trị lớn về thủy điện.

1.2. Nước ngầm và băng hà

a. Nước ngầm

- Một phần nước mưa hay tuyết tan được ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, các lỗ hổng và khe nứt của đá, gọi là nước ngầm. Đến một độ sâu nhất định, nước ngầm được chứa đầy trong các lỗ hổng và khe nứt đó. Tầng này được gọi là tầng chứa nước. Bên dưới của tầng chứa nước là đất sét hoặc các vật liệu mịn không có khả năng thấm nước, gọi là tầng không thấm nước.

- Tầng nước ngầm nằm giữa hai tầng không thấm nước thường có áp lực lớn nên nước có thể theo giếng khoan phun lên mặt đất.

- Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Những nguồn nước khoáng ngầm, còn được khai thác để làm nước khoáng đóng chai hay để tắm chữa bệnh tại các khu du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, con người khai thác nước ngầm thành nguồn nước tưới, biến các hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.

- Chúng ta cần phải biết cách khai thác nước ngầm một cách khoa học, sử dụng tiết kiệm và không được làm ô nhiễm nguồn nước.

b. Băng hà

- Băng hà là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt là trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.

- Băng hà giữ khoảng 70% lượng nước ngọt trên thế giới. Vì thế, trong điều kiện nước ngọt ngày càng khan hiếm, người ta có thể tính đến việc kéo các băng sơn vào bờ để sử dụng như là nguồn nước ngọt sạch.

- Băng tan trên các đỉnh núi là nguồn cấp nước quan trọng cho nhiều dòng sông lớn trên thế giới như: Sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Công,...

- Do hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhiều khối băng hà trên các đỉnh núi cao và ở Nam Cực, ở đảo Grin-len đang tan. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả về môi trường.

Bài tập minh họa

2.1. Sông

1. Quan sát hình 18.1, hãy kể tên một con sông là phụ lưu và một con sông là chi lưu của sông Hồng?

2. Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của con sông với các nguồn cung cấp nước sông.

3. Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông hồ? Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông?

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 18.1, kể tên 1 con sông là phụ lưu, 1 con sông là chi tiêu của sông Hồng.

2. Nghiên cứu nội dung trong SGK phần chế độ nước sông.

3. Nghiên cứu nôi dung kiến thức phần sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?

Lời giải chi tiết

1.

Quan sát hình 18.1, ta thấy:

- Tên một con sông là phụ lưu của sông Hồng: sông Đà, sông Lô

- Tên một con sông là chi lưu của sông Hồng: Sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Đài.

2. 

Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông: 

- Phần lớn các sông có nguồn cung cấp nước là mưa, đây thường là những sông lớn, chế độ nước rất rõ rệt, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.

- Một số nơi vùng ôn đới, nguồn cung cấp nước của sông lại là băng hà, tuyết tan nên mùa lũ thường vào mùa xuân và đầu hè.

- Một số sông lại có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ, những sông này là những sông nhỏ, chế độ nước khá điều hòa. Cũng có sông có nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ thường khó lường.

3. 

- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.

- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người. Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật và là một trong những hệ thống đường giao thông, có giá trị về du lịch nghỉ dưỡng hay cả thủy điện... Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

2.2. Nước ngầm và băng hà

1. Quan sát hình 18.2, hãy cho biết điều kiện để hình thành nước ngầm? Tại sao cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm?

2. Hãy nêu tầm quan trọng của băng hà.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 18.2 để trả lời câu hỏi.

2. Nghiên cứu nội dung phần băng hà.

Lời giải chi tiết:

1. 

- Điều kiện để hình thành nước ngầm là:

 Nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá.

Bên dưới tầng chứa nước là đất sét hoặc vật liệu mịn không có khả năng thấm nước (tầng không thấm nước)

- Tầng nước ngầm nằm giữa hai tầng không thấm nước.

Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng. Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến càng hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.

2. 

Tầm quan trọng của băng hà:

- Băng hà giữ tới 99% lượng nước ngọt trên thế giới.

- Băng tan là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhiều sông lớn như: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công... 

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.
+ Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hơp nước sông, hồ.
+ Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 5 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 5 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 169 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 169 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 169 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 73 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 73 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 73 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 73 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 74 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 74 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 74 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 74 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF