YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển


HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển SGK Cánh diều. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biển và đại dương thế giới

- Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích của bề mặt Trái Đất, nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam, từ bán cầu Tây đến bán câu Đông. Nhờ thế mà các tàu viễn dương có thể đi vòng quanh thế giới.

- Có bốn đại dương chính là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

- Ở ven bờ các đại dương còn có các biển, các vịnh biển. Ví dụ ở nước ta phía đông là Biển Đông. Ở vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ. Trong vịnh Bắc Bộ lại có những vịnh nhỏ như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Ở miền Trung có vịnh Nha Trang. Ở miền Nam có biển Tây Nam còn gọi là vịnh Thái Lan,...

1.2. Một số đặc điểm của môi trường biển

a. Nhiệt độ và độ muối

- Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương (đến độ sâu 200m) thay đổi theo vĩ độ. Nhiệt độ nước biển từ 25oC đến 30oC ở vùng nhiệt đới, càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm dần. Ở Bắc Băng Dương, nhiệt độ nước biển có thể xuống -1.8oC.

- Nhiệt độ của lớp nước trên mặt thay đổi theo mùa: Mùa hạ ấm hơn, mùa đông lạnh hơn.

- Do biến đổi khí hậu nên nhiệt độ của phần lớn biển và đại dương đã tăng lên trong những thập niên gần đây. Điều này đã làm tác động đến môi trường biển và đặc biệt làm tăng thêm số lượng các cơn bão nhiệt đới có sức mạnh phá hoại khủng khiếp.

- Độ muối (độ mặn) của đại dương thế giới trung bình là 35% nhưng không giống nhau. Đối với những biển ăn sâu vào lục địa, ở vùng ôn đới thường có độ muối thấp hơn, còn ở vùng nhiệt đới độ muối thường cao hơn.

b. Chuyển động của nước biển và đại dương

- Nước biển và đại dương luôn chuyển động. Khi nhìn sóng biển chúng ta đều có cảm giác là sóng chuyển động theo chiều ngang nhưng thực chất sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Sóng biển thường hình thành do gió. Gió càng to, sóng càng lớn. Ở nước ta, khi có gió mùa đông bắc, sóng cao từ 1.5m đến 3m hoặc hơn nữa. Những ngày có bão lớn, biển động mạnh, sóng cao 3-5m.

- Thủy triều là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời. Người ta quan sát thấy hiện tượng thủy triều có quan hệ chặt chẽ với tuần trăng. Vào ngày trăng tròn hay ngày không trăng, thủy triều lên cao nhất và xuống thấp nhất, đó là ngày triều cường. Còn vào những ngày trăng bán nguyệt đầu tháng hay cuối tháng, triều lên ít nhất và cũng xuống ít nhất đó là ngày triều kém.

- Dòng biển (hải lưu) là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương tương tự như các dòng sông trên lục đụa. Các dòng biển được hình thành liên quan tới hệ thống gió thổi thường xuyên trên Trái Đất nên mới có dòng biển tín phong, dòng biển gió tât, dòng biển gió mùa. Căn cứ vào nhiệt độ của nước trong dòng biển với nhiệt độ nước biển xung quanh để phân biệt dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Dòng biển cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven biển.

Bài tập minh họa

2.1. Biển và đại dương thế giới

Hãy xác định bốn đại dương chính trong hình 19.1

Dựa vào bảng 19.1, hãy cho biết đại dương nào có diện tích lớn nhất. Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?

Hướng dẫn giải:

Quan sát lược đồ các đại dương trên thế giới.

Lời giải chi tiết

Xác định 4 đại dương chính trên lược đồ:

- Dựa vào bảng 19.1, ta thấy:

+ Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất

+ Bắc Băng Dương là đại dương có diện tích nhỏ nhất

2.2. Một số đặc điểm của môi trường biển

1. Nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt nhiệt đới và ôn đới khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau đó?

2. Quan sát hình 19.3, hãy cho biết các dòng biển nóng và dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ nào và di chuyển đến khoảng vĩ độ nào.

Hướng dẫn giải:

1. Nghiên cứu nội dung kiến thức phần nhiệt độ và độ muối.

2. Quan sát hình 19.3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1.

Nhiệt độ và độ muối của:

-         Vùng biển nhiệt đới: 25 - 30 độ C, độ muối cao

-         Vùng biển ôn đới:  thấp hơn 25 độ C, độ muối thấp

=> Sở dĩ có sự khác nhau về nhiệt độ nước biển và độ muối là vì: 

Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương thay đổi theo vĩ độ. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm dần.

Độ muối của các biển và đại dương khác nhau do tác động của các yếu tố:

Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
Lượng bay hơi nước.
Nhiệt độ môi trường không khí.
Lượng mưa.
Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).
Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

  2.

- Dòng biển nóng chảy từ xích đạo về các hướng các cực.

- Dòng biển lạnh chuyển động từ 40 độ Bắc hoặc Nam về vùng xích đạo.

 

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Xác định được trên bản đồ, lược đồ các đại dương thế giới.
+ Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ, độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
+ Trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 5 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 5 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 173 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 173 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 173 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 74 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 74 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 74 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 75 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 75 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 75 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 75 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 76 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON