Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu CN đến TK X SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em nắm vững nội dung kiến thức bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em học tập tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình giao lưu đó đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á.
- Các tín ngưỡng bản địa đã có sự dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ đến Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-Vua (Cham-pa, Chân Lạp,…).
1.2. Chữ viết, văn học
* Chữ viết: Tiếng Sankrit của Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải. Từ chữ Sankrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình. Đến thế kỷ X các nước Đông Nam Á chưa có chữ viết trong khi đó Ấn Độ giáo và Phật giáo du nhập phố biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Tiếng Pali, Sanskrit, tiếng Hán không những đóng vai trò ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở đó các quốc gia Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ, Trung Quốc sau đó cư dân Đông Nam Á mới dựa trên những mẫu chữ đó để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Thứ chữ viết này được chủ yếu sử dụng trong các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á.
* Văn học:
Dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra... Thời kỳ đầu của văn học thành văn (thế kỷ X – XIV) tiếng Pali, Sanskrit, Hán đóng vai trò ngôn ngữ văn học
1.3. Kiến trúc-điêu khắc
Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm:
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo,
+ Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Laro Glong-grang (In-đô-nê-x-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),...
+ Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điều, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,...
Bài tập minh họa
2.1. Câu hỏi mở đầu
Trong hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình giao lưu đó đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á?
Hướng dẫn giải:
Quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Đông Nam Á
Lời giải chi tiết:
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa tới ch Đông Nam Á:
- Thứ nhất, nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ… du nhập vào Đông Nam Á. Ví dụ:
+ Các tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo…
+ Các tác phẩm văn học của Ấn Độ, đặc biệt là 2 bộ sử thi: Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta…
+ Chữ viết của Trung Quốc, Ấn Độ…
- Thứ hai, các yếu tố văn hóa nước ngoài dần có sự hòa nhập với văn hóa bản địa của cư dân Đông Nam Á.
- Thứ ba, trên cơ sở các yếu tố văn hóa nước ngoài, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa của mình.
2.2. Tín ngưỡng, tôn giáo
Đời sống tín ngưỡng-tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Quan sát thông tin mục 1. Tín ngưỡng, tôn giáo lưu ý:
+ Vai trò của các hệ tư tưởng - tôn giáo du nhập vào Ấn Độ, Trung Quốc.
+ Sự dung hợp các hệ tư tưởng - tôn giáo du nhập vào Ấn Độ, Trung Quốc với tin ngưỡng của dân bản địa
+ Văn hóa nghệ thuật...
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc tới đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của cư dân Đông Nam Á được thể hiện qua một số điểm sau đây:
+ Thứ nhất: các hệ tư tưởng – tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân. Ví dụ:
Cư dân Đại Việt tiếp thu Nho giáo và Phật giáo Bắc tông từ Trung Quốc.
Cư dân: Chân Lạp, Chăm-pa… tiếp thu Ấn Độ giáo từ Ấn Độ.
Cư dân Phù Nam, Sri Vi-giay-a là những trung tâm Phật giáo lớn của khu vực Đông Nam Á.
+ Thứ 2: Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa. Ví dụ:
Một số quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ có tín ngưỡng thờ Thần – Vua.
Trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam, bên cạnh ban thờ Phật còn có ban thờ các vị thần/ thánh của người Việt, như: hệ thống tượng thờ Pháp Vũ, pháp Vân; Đức Thánh Trần; Mẫu (Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn; Mẫu Thượng Thiên….).
+ Thứ 3, các tôn giáo của Ấn Độ và Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc; quan niệm đạo đức – triết lí sống của cư dân Đông Nam Á. Ví dụ:
Về kiến trúc – điêu khắc: các quốc gia Đông Nam Á xây dựng nhiều công trình kiến trúc mang đậm ảnh hưởng của các Phật giáo, Ấn Độ giáo.
Về quan niệm đạo đức – triết lí sống: các tôn giáo Phật giáo, Ấn Độ giáo… đều hướng con người tới sự lương thiện.
2.3. Chữ viết, văn học
Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc?
Hướng dẫn giải:
- Liên hệ thực tế, kết hợp kiến thức mục Chữ viết, văn học.
Lời giải chi tiết:
Một số bằng chứng, chứng minh: chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:
- Về chữ viết:
+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.
+ Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
- Về văn học:
+ Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Cam-pu-chia)….
+ Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu văn học…) của Trung Quốc.
2.4. Kiến trúc-điêu khắc
Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm gì nổi bật?
Hướng dẫn giải:
Xem nội dung kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á.
Lời giải chi tiết:
Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm:
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo,
+ Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Laro Glong-grang (In-đô-nê-x-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),...
+ Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của An Độ với các loại hình chủ yếu là phủ điều, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,..
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa với nước nào?
- A. Trung Quốc
- B. Ấn Độ
- C. Ai Cập
- D. Cả A và B đúng
-
- A. Ấn Độ giáo
- B. Phật giáo
- C. Ki Tô giáo
- D. Đáp án A và B đúng
-
- A. Ai Cập
- B. Trung Quốc
- C. Ấn Độ
- D. Chân Lạp
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 58 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 58 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 58 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1.1 trang 38 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1.2 trang 38 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1.3 trang 39 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1.4 trang 39 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1.5 trang 39 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1.6 trang 39 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 39 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 40 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1 trang 40 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 41 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 41 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 41 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu CN đến TK X
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!