YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á SGK Kết nối tri thức, được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu học tập với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết bám sát nội dung chương trình SGK. Hi vọng tài liệu có ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước

- Do vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ lâu khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tay Á và Địa Trung Hải

- Đông Nam Á bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển cho các cây trồng.

1.2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

- Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì như Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay.

- Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng thành đạt. Một số thành thị, đồng thời là những hải cảng sầm uất đã xuất hiện như Óc Eo (Việt Nam), Ta-cô-la (bán đảo Mã Lai, nay thuộc Thái Lan).

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Em đã được học về Trung Quốc và Ấn Độ - những nền văn minh lớn của nhân loại. Giữa hai trung tâm văn minh này là khu vực Đông Nam Á, với vị trí rất quan trọng, là "ngã tư đường" của thế giới. Từ những thế kỉ trước đến đầu Công nguyên, ở đây đã hình thành các quốc gia đầu tiên. Quá trình đó diễn ra như thế nào? Các quốc gia đó đã phát triển ra sao đến thế kỉ VII? 

Hướng dẫn giải:

Đọc SGK và tham khảo thêm các tài liệu liên quan.

Lời giải chi tiết:

Ngay từ những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã phát triển nông nghiệp trồng lúa nước và một số nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, dệt, làm gốm... Đây chính là cơ sở cho sự ra đời của những quốc gia sơ kì trong khu vực. Sự ra đời của các quốc gia này còn gắn liền với các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc, Ấn Độ.

Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì như Văn Lang- Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc Việt Nam). Các quốc gia hạ lưu sông Chao Phray-a (thuộc Thái Lan) và các đảo Indonexia ngày nay.

2.2. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước

Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ hình 1 (tr52), hãy mô tả vị trí của khu vực Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải:

- Quan sát lược đồ, kết hợp nghiên cứu thông tin mục 1 mô tả vị trí của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Do vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ lâu khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tay Á và Địa Trung Hải

Đông Nam Á bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển cho các cây lúa nước và nhiều cây trồng khác

2.3. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Câu 1

Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr 52).

Hướng dẫn giải:

- Quan sát lược đồ, kể tên một số quốc gia sơ kì Đông Nam Á trên lược đồ hình 1.

Lời giải chi tiết:

- Một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á xuất hiện trong bản đồ là: Âu Lạc, Lâm Ấp; Phù Nam; Sri Kse-tra; Dva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a; Chân lạp; Tam-bra-lin-ga; Lang-ka-su-ka; Ma-lay; Ta-ru-ma; Ka-lin-ga.

Câu 2

Các tư liệu (tr53) và hình 2,3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.

Hướng dẫn giải:

- Nghiên cứu thông tin tư liệu trang 53 và quan sát hình 2,3 chỉ ra giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên lưu ý:

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau.

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với bên ngoài.

Lời giải chi tiết:

- Hoạt động thương mại, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

- Thị trường buôn bán rộng mở, trong đó:

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau (được chứng minh qua đoạn tư liệu số 2 “ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-tuc, đã phát hiện được 2 cánh hoa dát vàng, rất giống với mảnh vàng ở Óc Eo (khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay).

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với bên ngoài (được chứng minh qua đoạn tư liệu số 1: ở phía Đông đảo Booc-nê-ô phát hiện các hiện vật của Ấn Độ và nhà Hán (Trung Quốc); và đoạn tư liệu số 2: tại di di chỉ khảo cổ Pông-tuc (Thái Lan) tìm thấy 1 chiếc đèn lồng kiểu La Mã).

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Trình bày được sơ lược vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.
+ Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại cảu các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1.1 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.2 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.3 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.4 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.5 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.6 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.7 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 34 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF