Lịch sử và Địa lí 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại SGK Chân trời sáng tạo là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ giới thiệu đến các em học sinh lớp 6, qua nội dung tài liệu giúp các em nắm được nguồn gốc và sự hình thành của đất nước Hy Lạp cổ đại với phần lí thuyết chi tiết và bài tập minh họa dễ hiểu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích được nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:
+ chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban căng, địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.
+ có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,..
+ khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt văn hóa của người dân.
+ có lợi thế lớn với đường bờ biển dài, có nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương buôn bán có nhiều cảng tự nhiên như cảng Pi-rê.
- Cảng biển Pi-rê là cảng biển quan trọng nhất của Hy Lạp. Nó nằm cách thủ đô A-ten 12km. Pi-rê là cảng hành khách lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới về cảng hàng hóa.
1.2. Tổ chức nhà nước thành bang
- Cơ cấu tổ chức nhà nước thành bang A-ten.
+ Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người.
- Yếu tố dân chủ được thể hiện qua bức hình 10.3 như sau: Tất cả công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giấm sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò. Vào thời đại Pê-ri-clét, A-ten còn thực hiện chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức, nên những người nghèo có thể tham gia chính quyền.
1.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Chữ viết: Người Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
- Văn học: Hai tác phẩm văn học là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê được lưu lại cho đời sau, góp phần đặt nền móng cho văn học phương Tây.
- Toán học: Định lí Ta-lét, định lí Py-ta-go những đinh lí toán học còn được bảo tồn và vận dụng đến nay.
- Kiến trúc và điêu khắc: Nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp còn đến ngày nay như : Đền Pác-tê-nông, A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt,…
Bài tập minh họa
2.1. Điều kiện tự nhiên
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 10.2, em hãy cho biết:
Câu 1
Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh kết hợp thông tin
Hướng dẫn giải:
- Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:
+ chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban căng, địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.
+ có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,..
+ khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt văn hóa của người dân.
+ có lợi thế lớn với đường bờ biển dài, có nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương buôn bán có nhiều cảng tự nhiên như cảng Pi-rê.
Câu 2
- Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại.
Phương pháp giải:
Quan sát sơ đồ
Hướng dẫn giải:
- Cảng biển Pi-rê là cảng biển quan trọng nhất của Hy Lạp. Nó nằm cách thủ đô A-ten 12km. Pi-rê là cảng hành khách lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới về cảng hàng hóa.
2.2. Tổ chức nhà nước thành bang
Câu 1
Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và sơ đồ hóa
Hướng dẫn giải:
- Nhà nước thành bang A-ten gồm 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, hội đồng 10 tướng lĩnh, hội đồng 500, tòa án 6000 người.
- Trong 4 cơ quan này, đại hội nhân dân là cơ quan nắm quyền lực cao nhất, gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi nhiệm các viên chức trong bộ máy nhà nước thông quan hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.
Câu 2
Em hãy chỉ ra những yếu tố dân chủ trong tổ chức nhà nước thành bang A-ten. Yếu tố dân chủ được thể hiện như thế nào qua bức hình minh họa 10.3.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh
Hướng dẫn giải:
- Yếu tố dân chủ được thể hiện qua bức hình 10.3 như sau: Tất cả công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò. Vào thời đại Pê-ri-clét, A-ten còn thực hiện chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức, những người nghèo cũng có thể tham gia chính quyền.
2.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
Em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Hướng dẫn giải:
Những thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay như sau:
+ Hai tác phẩm văn học là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê được lưu lại cho đời sau, góp phần đặt nền móng cho văn học phương Tây.
+ Định lí Ta-lét, định lí Py-ta-go những đinh lí toán học còn được bảo tồn và vận dụng đến nay.
+ Nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp còn đến ngày nay như : Đền Pác-tê-nông, A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt,…
Luyện tập
Sau bài học này, các em học sinh cần nắm được các yêu cầu sau:
+ Nêu và nhận xét được những tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp cổ đại
+ Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại.
+ Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chữ tượng hình
- B. Chữ tượng ý
- C. Hệ chữ cái A, B, C
- D. Chữ Việt cổ.
-
- A. Talet, Pitago, Ơclit
- B. Pitago
- C. Talet, Hôme
- D. Hôme
-
- A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
- B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
- C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.
- D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 32 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 32 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 33 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 5 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 6 trang 35 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 10: Hy Lạp cổ đại
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!