Nhằm mục đích có thêm tài liệu học tập cho các em học sinh lớp 6, Hoc247 biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập Lịch sử và Địa lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em bám sát nội dung chương trình SGK. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh
- Nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Qúa trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nên ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đầy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...
- Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.
1.2. Hiện tượng tạo núi
- Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa. Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá hủy của ngoại sinh.
- Ở nhiều vùng núi trẻ, mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm, tác động của nội sinh mạnh hơn ngoại sinh nên vẫn tiếp tục được nâng cao. Ở những vùng núi già được hình thành cách đây hàng triệu năm, tác động của ngoại sinh mạnh hơn nội sinh nên bị bào mòn mạnh.
Hình 5. Hiện tượng tạo núi do hai mảng kiến tạo xô vào nhau
Bài tập minh họa
2.1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh
Dựa vào nội dung kiến thức dưới đây, em hãy cho biết:
- Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh khác nhau như thế nào.
- Trong các hình 1, 2, 3, 4 hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình ngoại sinh.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào nội dung kiến thức mục 1 và các hình 1, 2, 3, 4.
Lời giải chi tiết:
- Sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh:
- Hình thể hiện tác động chủ yếu của quá trình nội sinh: Hình 1, Hình 2.
- Hình thể hiện tác động chủ yếu của quá trình ngoại sinh: Hình 3, Hình 4
2.2. Hiện tượng tạo núi
1. Quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2, em hãy trình bày hiện tượng tạo núi.
Hình 5. Hiện tượng tạo núi do hai mảng kiến tạo xô vào nhau
2. Ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc làm biến đổi hình dạng của núi?
Hướng dẫn giải:
1. Quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2 SGK.
2. Đọc thông tin mục 2 SGK.
Lời giải chi tiết:
1. Hiện tượng tạo núi
Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất gọi là núi lửa.
2. Vai trò của ngoại sinh trong việc làm biến đổi hình dạng của núi
- Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá hủy của ngoại sinh.
- Các quá trình ngoại sinh làm biến đổi hình dạng của núi: bào mòn, bóc mòn, thổi mòn, mài mòn của gió, nước,… làm biến đổi hình dạng của núi hoặc tạo ra những dạng địa hình mới.
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Phân biệt được quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.
+ Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. hai địa mảng xô vào nhau.
- B. hai địa mảng được nâng lên cao.
- C. hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
- D. hai địa mảng tách xa nhau.
-
- A. các dãy núi ngầm.
- B. các dãy núi trẻ cao.
- C. đồng bằng.
- D. cao nguyên.
-
Câu 3:
Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
- B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
- C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1 trang 25 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 25 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 26 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 26 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 5 trang 26 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 6 trang 26 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!