Lịch sử và Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí SGK Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ giới thiệu đến các em học sinh lớp 6, qua nội dung tài liệu giúp các em bám sát nội dung bài học. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích được nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu.
- Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých (ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh).
- Vĩ tuyến gốc là Xích đạo, chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc (tính từ Xích đạo đến cực Bắc) và bán cầu Nam (tính từ Xích đạo đến cực Nam).
1.2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
- Khi biết tọa độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì địa điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ.
Bài tập minh họa
2.1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Dựa vào hình 2 và đọc thông tin mục 1, em hãy:
Câu 1
Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 2 và đọc thông tin trong mục 1.
Lời giải chi tiết:
- Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin–uých (nằm ở ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh).
- Vĩ tuyến gốc là Xích đạo chia quả Địa Cầu thành 2 bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
- Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo tới cực Bắc.
- Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo tới cực Nam.
Trả lời câu hỏi 2 mục 1 trang 102 Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 2
So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 2 và đọc thông tin trong mục 1.
Lời giải chi tiết:
- Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau
- Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4.
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 4, dựa vào kiến thức bản thân, xác định tọa độ địa lí các điểm A, B, C,
Lời giải chi tiết:
- A (600B, 1200Đ)
- B (23027’B, 600Đ)
- C (300N, 900Đ)
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Biết được thế nào là: Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (xích đạo), các bán cầu, tọa độ địa lí.
+ Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: Kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu. Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Kinh tuyến là nửa đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- B. Kinh tuyến là một đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- C. Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- D. Đáp án khác
-
Câu 2:
Giả sử trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến?
- A. 181 vĩ tuyến.
- B. 180 vĩ tuyến.
- C. 19 Vĩ tuyến
- D. 18 Vĩ tuyến
-
- A. 360 kinh tuyến.
- B. 36 kinh tuyến.
- C. 180 kinh tuyến.
- D. 18 kinh tuyến.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 103 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 103 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1 trang 6 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 6 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 6 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 7 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 5 trang 7 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 6 trang 7 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!