YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ


Lịch sử và Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung lí thuyết và hướng dẫn chi tiết hay và dễ hiểu giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập bộ môn GDCD. Mời các em cùng học tập.

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm bản đồ

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

1.2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu.

- Các phép chiếu sẽ cho ra các đường lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

1.3. Phương hướng trên bản đồ

- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.

- Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam.

- Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông.

- Trên một số bản đồ không có hệ thống kinh vĩ tuyến, người ta sẽ vẽ mũi tên chỉ hướng bắc, ta dựa vào đó để xác định phương hướng trên bản đồ.

Bài tập minh họa

2.1. Khái niệm bản đồ

1. Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống và khác nhau.
2. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể thể hiện vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân kết hợp với thông tin trong mục 1 

Lời giải chi tiết:

1. Điểm giống và khác nhau giữa quả Địa Cầu và bản đồ

- Giống nhau: Đều mô phỏng thu nhỏ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Khác nhau:

+ Quả Địa Cầu: Mô hình mô phỏng toàn bộ bề mặt Trái Đất. Các vùng đất được thể hiện không bị bóp méo về hình dạng và kích thước.

+ Bản đồ: Hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học. Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt Trái Đất.

2. Ví dụ thể hiện vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

- Trong học tập: Bản đồ là phương tiện để học sinh có thể trực quan hóa một số kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí khi ở trên lớp cũng như ở nhà. 

Ví dụ: Thông qua bản đồ du lịch Việt Nam, học sinh biết được các trung tâm du lịch, điểm du lịch (tự nhiên và nhân văn),... trên cả nước.

- Trong cuộc sống: Bản đồ là phương tiện hữu ích được sử dụng hàng ngày. Ví dụ: dùng để chỉ đường (ứng dụng Google Map trên điện thoại thông minh), một số hoạt động kinh tế, quân sự,...

2.2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Quan sát hình 1, em hãy mô tả dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân kết hợp với thông tin trong mục 1 

Lời giải chi tiết:

- Hình a: Lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón

+ Kinh tuyến là chùm đường thẳng giao nhau tại đỉnh nón.

+ Vĩ tuyến là các cung tròn đồng tâm, có tâm là đỉnh hình nón.

-Hình b: Lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ

+ Kinh tuyến là các đường thẳng song song thẳng đứng cách đều.

+ Vĩ tuyến là các đường thẳng song song cách đều nằm vuông góc với kinh tuyến.

2.3. Phương hướng trên bản đồ

Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 101, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-la, Xin-ga-po.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân kết hợp với thông tin trong mục 1 

Lời giải chi tiết:

- Hướng đi từ Hà Nội đến Băng Cốc: Hướng tây nam

- Hướng đi từ Hà Nội đến Ma-ni-la: Hướng đông nam

- Hướng đi từ Hà Nội đến Xin-ga-po: Hướng nam

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được khái niệm bản đồ.
+ Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
+ Xác định được phương hướng trên bản đồ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 8 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 8 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 8 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 9 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 9 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 10 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 10 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON