Giải bài 3 tr 83 sách GK Sử lớp 11
Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi.
Hướng dẫn giải chi tiết
Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác.
- Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934 ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế cùa Trung Quốc trên trường quốc tế. Năm 1976, ông qua đời.
M. Gan-đi (1869 - 1948), là nhà yêu nước Ấn Độ (tâm hồn vĩ đại) và được nhân dân gọi là "thánh, là lãnh tụ Đảng Quốc đại với đường lối đấu tranh bất bạo động.
- Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.
- Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1889) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?
bởi My Hien 15/01/2021
A. Phe cải cách không nắm được thực quyền
B. Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt
D. Không diễn ra sâu rộng trong quần chúng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?
bởi hà trang 14/01/2021
A. Phương pháp đấu tranh
B. Kẻ thù
C. Kết quả
D. Lực lượng tham gia
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm giống nhau trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (cuộc vận động Duy tân, Nghĩa Hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi) là
bởi thu trang 15/01/2021
A. Thể hiện tinh thần yêu nước của tầng lớp sĩ phu tiến bộ
B. Chưa kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến
C. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo
D. Đều có sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu là điểm hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội?
bởi hà trang 15/01/2021
A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp
B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến
C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động
D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt
B. Một số người lãnh đạo Trung Quốc Đồng minh hội không kiên quyết, chủ trương thương lượng, nhượng bộ với kẻ thù
C. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân
D. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
bởi hành thư 15/01/2021
A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc
B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
C. Chưa kết hợp cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến
D. Chỉ phát triển trong một bộ phận giai cấp và tầng lớp nhất định
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 83 SGK Lịch sử 11
Bài tập 2 trang 83 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1.1 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.2 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.3 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.4 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.5 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.6 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.7 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.8 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.9 trang 76 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 2 trang 78 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 3 trang 78 SBT Lịch Sử 11