YOMEDIA
NONE

Lịch sử 10 Ôn tập chương II


Học 247 giới thiệu đến các em học sinh bài Ôn tập chương II - Xã hội cổ đại, nội dung bao gồm phần kiến thức cơ bản của chương được tổng hợp một cách cô động nhất giúp các em củng cố lại kiến thức và các câu hỏi tự luận có đáp án, phần thi 10 câu trắc nghiệm không chỉ giúp các em củng cố kiến thức đã học mà còn giúp các em đánh giá khả năng nắm bài của mình để có phương pháp học tốt nhất. 

 

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bảng thống kê các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

Nội dung Các quốc gia phương Đông Các quốc gia phương Tây
Hoàn cảnh ra đời
  • Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
  • Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn: 
    • Ai Cập: sông Nin
    • Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ ph rát
    • Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
    • Trung Quốc: sông Hòang Hà và Trường Giang.
  • Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
    • Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
    • Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.
  •  Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt → Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
    • Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, qui mô lớn.
    • Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông.
Sự hình thành các quốc gia cổ đại 
  • Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
  • Các công xã kết hợp  thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực  đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
  • Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.
  • Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.
  • Vương triều nhà Hạ hình thành vào  thế kỷ XXI TCN  mở đầu cho xã hội có giai cấp  và nhà  nước Trung Quốc.
  • Vào thiên niên kỷ I TCN ở Nam Âu trên bán đảo Ban căng và Italia, vùng Địa Trung Hải xuất hiện 2 quốc gia là Hy lạp và Rô ma, nơi đây có nhiều hải cảng tốt.
  • Đất đai khô cằn trồng nho, ô liu.
  • Nghề thủ công phát triển như luyện kim, mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu…
  • Nên nghề ngoại thương phát triển, buôn bán với Lưỡng Hà, Ai Cập…
Xã hội cổ đại
  • Gồm 2 giai cấp:
    • Giai cấp thống trị: Vua, quan
    • Giai cấp bị trị: Nông dân, nô lệ. 
  • Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.
  • Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
  • Xã hội có hai giai cấp chính:
    • Giai cấp thống trị: chủ nô
    • Giai cấp bị trị: nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô nắm quyền thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ → xã hội chiếm hữu nô lệ
Chế độ chính trị

Chế độ chuyên chế. 

Vua đứng đầu. 

Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

  • Chiếm hữu nô lệ
    • Chủ nô là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn… họ sống rất sung sướng, rất giàu có và nắm mọi quyền hành.
    • Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu, làm việc cực nhọc, bị chủ nô đối xử tàn bạo như đánh đập, nên khởi nghĩa chống lại như khởi nghĩa X pac-ta-cut năm 73-71 TCN ở Rô ma.
  • Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay chủ nô bầu ra.
Văn hóa
  • Lịch pháp và Thiên văn  học
    • Ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
    • Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng → Thiên văn → nông lịch.

    • Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.​

  • Chữ viết: đây là phát minh lớn của loài người.
    • Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa  thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.
    • Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.
    • Người Su me ở Lưỡng Hà  dùng cây sậy vót nhọn là bút viết  trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
    • Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa…​
  • Toán học: Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:
    • Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16
    • Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người -Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng  kể cả số 0  là công của người Ấn Độ.
    • Đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.​
  • Kiến trúc: Phát triển phong phú
    • Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng Hà 
    • Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
  • Lịch và chữ viết
    • Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
    • Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
  • Sự ra đời của khoa học

  • Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
    • Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
    • Vật Lý: có Archimède.
    • Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
  • Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
  • Văn học

  • Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
  • Một số nhà viết kịch tiêu biểu là các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I- li- at và Ô- đi- xê;
  • Kịch có nhà viết kịch Xô-phốc-lơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê- sin viết vở Ô- re- xti,...
  • Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
  • Nghệ thuật

  • Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất "người", rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: "Thanh thoát... làm say mê lòng người là kiệt tác của muôn đời".

Bài tập minh họa

Câu hỏi 1: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

Trả lời: 

  • Tại lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi như : đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống. Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn như : gần các dòng sông nên dễ bị lũ lụt do đó đặt ra yêu cầu trị thuỷ các dòng sông, công tác trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi khiến cho cư dân sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
  • Đặc điếm kinh tế của các vùng này : Nghề nông là chính, bên cạnh đó còn có chăn nuôi, làm thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá là những ngành bổ trợ cho nông nghiệp.

Câu hỏi 2: Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông.

Trả lời: 

  • Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.
  • Trong quá trình phân hoá xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lí bộ máy nhà nước, địa phương... Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại.

Câu hỏi 3: Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

Trả lời: 

  • Tại lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi như: đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống. Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn như: gần các dòng sông nên dễ bị lũ lụt do đó đặt ra yêu cầu trị thuỷ các dòng sông, công tác trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi khiến cho cư dân sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
  • Đặc điếm kinh tế của các vùng này: Nghề nông là chính, bên cạnh đó còn có chăn nuôi, làm thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá là những ngành bổ trợ cho nông nghiệp.

Câu hỏi 4: Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại?

Trả lời: 

a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

  • Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
  • Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
  • Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b. Chữ viết

  • Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
  • Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ  để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
  • Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
  • Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
  • Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c. Toán học

  • Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
  • Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
  • Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d. Kiến trúc

  • Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
  • Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà
  • Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Câu hỏi 5: Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải.

Trả lời: 

  • Nhờ công cụ bằng sắt, diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả. Thực ra, chỉ ở những vùng đất mềm và tốt mới có thể trồng lúa (lúa mì, lúa mạch). Đất đai ở đây thuận tiện hơn cho việc trồng các loại cây lưu niên, có giá trị cao như : nho, ô liu. cam, chanh... Con người phải gian khổ khai phá từng mảnh đất, phải lao động khó nhọc mới bảo đảm đưực một phần lương thực. Vì thế, các nước này vẫn phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á...
  • Nhiều thợ giỏi, khéo tay đã xuất hiện. Họ làm ra những sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm. với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp.
  • Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền Đênariuxơ của Rô-ma, đồng tiền có hình chim cú của A-ten là những đồng tiền thuộc loại cổ nhất trên thế giới.
  • Như thế nền kinh tế của các nhà nước ở vùng Địa Trung Hải phát triển mau lẹ. Hi Lạp và Rô-ma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh.
  • Đã có nhiều xưỏng thủ công chuyên sản xuất một mãt hàng có chất lượng cao. Nhiều xưỏng thủ công có quy mô khá lớn : có xưởng từ 10 - 15 người làm, lại có xưỏng lớn sử dụng từ 10 đến 100 nhân công, đậc biệt mỏ bạc ở Át-tích có tới 2000 lao động.
  • Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đổ gốm... đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải. Ai Cập..., tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ các nước phương Đông. Trong xã hội chiếm nô ở vùng này, nô lệ là thứ hàng hoá quan trọng bậc nhất. Nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê... trờ thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại.
  • Hàng hoá được chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có buồm và nhiều mái chèo của các nhà buôn giàu. Một chiếc tàu chở rượu nho của Rô-ma dài tới 40m, chứa được 7000 đến 8000 vò (tức trọng tải từ 350 đến 400 tấn) bị đắm từ thời ấy đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy vào năm 1967 ỏ vùng biển phía nam nước Pháp.

Câu hỏi 6: Thị quốc là gì? 

Trả lời: 

  • Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.
  • Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỏi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình. Nước thì nhỏ, nghề buôn lại phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồnag trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Cho nên, người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).

Câu hỏi 7: Giá trị nghệ thuật Hi Lạp được thể hiện như thế nào?

Trả lời: 

a. Lịch và chữ viết

  • Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Tuy nhiên, họ đã biết nếu tính mỗi vòng như thế là 360 ngày thì không chính xác. Về sau, người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm một ít. Dù sao, phép tính lịch của người Rô-ma cổ đại đã rất gần với những hiểu biết ngày nay.
  • Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu ; khả năng phổ biến bị hạn chế. Cuộc sống “bôn ba’' trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra một thứ chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.
  • Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và người Rô-ma đã ra đời từ đó. Hệ chữ cái Rô-ma, tức là hệ A, B, C... ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
  • Họ cũng có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.

Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

  • Nhữns hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn nãm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.
  • Với người Hi Lạp. Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến nay, đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hoá cao.
  • Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường thẳng song song của ơ-clít,... sau nhiều thế kỉ vẫn là những kiến thức cơ sở của Toán học.

c. Văn học

  • Trước người Hi Lạp cổ đại, ở Ai Cập và Lưỡng Hà mới chỉ có văn học dân gian. Đó là những bài thơ, truyện huyền thoại được truyền miệng từ người này qua người khác rồi mới ghi lại.
  • Ở Hi Lạp, sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và ố-đi-xê, đã xuất hiện những nhà vãn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo cho đến ngày nay. Các nhà văn đó chủ yếu là những nhà biên kịch và các tác phẩm của họ là những kịch bản; bởi vì thời ấy, kịch (có kèm theo hát) là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất.
  • Người Rô-ma tự nhận là học trò và người thừa kế cùa văn học - nghệ thuật Hi Lạp. Tuy nhiên, dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, ở thời hưng thịnh của Rô-ma cũng đã xuất hiện những nhà văn hoá, nhà thơ nổi tiếng như Lu-cre-xạ Viếc-gin v.v...

d. Nghệ thuật

  • Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ.
  • Đó là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dựng ở các quảng trường. Lại có những tượng thần lớn dựng ở đến, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-iô v.v...
  • Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu... oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải nắm được các nội dung sau: 

  • Hoàn cảnh ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
  • Tổ chức xã hội, chế độ chính trị
  • Văn hóa 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Ôn tập chương II cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

4. Hỏi đáp Ôn tập chương 2 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF