YOMEDIA
NONE

Giải Bài tập 6 trang 58 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 58 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức

6.1. Lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á.

6.2. Tìm hiểu và nêu một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa ở Việt Nam.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 6

6.1.

Phương pháp giải:

Đọc lại mục 3 SGK Lịch sử 10 trang 81, liên hệ kiến thức lịch sử lớp 6 chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X.

Lời giải chi tiết:

STT

Lĩnh vực chịu ảnh hưởng

Từ nền văn minh

Ví dụ

1

Tín ngưỡng tôn giáo

Ấn Độ, Trung Quốc

Các tín ngưỡng bản đại đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc).

Các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đề có tín ngưỡng Thần – Vua (Chăm-pa, Chân Lạp,..)

2

Chữ viết – văn học

Ấn Độ, Trung Quốc

Nhiều cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn Độ.

Người Việt thì kế thừa chữ Hán của người Trung Quốc.

Cư dân Đông Nam Á cũng tiếp thu một số sử thi của Ấn Độ để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình.

3

Kiến trúc – điêu khắc

Ấn Độ 

Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi như khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),..

Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,…

4

     
 

6.2.

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo và internet

Lời giải chi tiết

- Tôn giáo: 

+ Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

+ Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.

+ Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào.

+ Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.

+ Nho giáo Trung Quốc ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam trung đại từ xây dựng thể chế chính trị, giáo dục, khoa cử, luật phát,…cho đến lối sống, nếp nghĩ của người dân.

- Kiến trúc – điêu khắc: khu di tích Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rõ nét từ kiến trúc Ấn Độ giáo. Bên cạnh đó Văn Miếu -  Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.

- Chữ viết – Văn học: 

+ Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân Phương bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở lên quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng có sự thay đổi đi.

+ Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.

- Có thể nói, so với văn hóa Ấn Độ, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là nhiều hơn cả.

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải Bài tập 6 trang 58 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF