Giải Bài tập 1 trang 39 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 11 dưới đây
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở đâu?
A. Anh.
C. Pháp.
B. Đức.
D. Mỹ.
2. Ý nào không phản ánh đúng điều kiện ở nước Anh khi tiến hành cách mạng công nghiệp?
A. Tình hình chính trị ổn định từ sau cách mạng tư sản.
B. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Tích lũy tư bản nguyên thủy dồi dào.
D. Xuất hiện nhiều công trường thủ công ở các thành thị.
3. Phong trào “rào đất cướp ruộng” dùng để chỉ hiện tượng gì?
A. Tranh giành ruộng đất giữa các lãnh chúa phong kiến.
B. Nông nô đấu tranh bảo vệ ruộng đất của mình.
C. Quý tộc phong kiến thôn tính ruộng đất của nhau.
D. Quý tộc phong kiến tước đoạt ruộng đất của nông nô để chăn nuôi cừu.
4. Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa.
B. máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay.
C. máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước.
D. máy dệt, máy hơi nước, tàu thủy, điện thoại.
5. Giêm Oát là người đã phát minh ra
A. con thoi bay.
C. máy hơi nước.
B. máy dệt.
D. đầu máy xe lửa.
6. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ ở các nước nào?
A. Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản.
B. Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Đức, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc.
D. Anh, Mỹ, Nga, Nhật.
7. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?
A. Máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô.
B. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.
C. Ô tô, máy bay, máy tính, internet.
D. Điện thoại, điện, ô tô, tàu hỏa.
8. Tô-mát Ê-đi-xơn là người đã phát minh ra
A. bóng đèn sợi đốt trong.
C. vô tuyến điện.
B. dòng điện xoay chiều.
D. điện thoại.
9. “Ông vua” xe hơi nước Mỹ là ai?
A. Gu-li-e-li-nô Mác-cô-ni.
C. Ni-cô-la Tét-la.
B. Hen-ri Pho.
D. Mai-cơn Pha-ra-đây.
10. Ai là người đã phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim?
A. A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo.
C. Mai-cơn Pha-ra-đây.
B. Hen-ri Bê-sê-mơ.
D. Anh em nhà Rai.
11. Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có những tác động nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.
C. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa.
D. Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
1.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-a trang 59 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII, bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ.
=> Chọn A.
2.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-a trang 59 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp trong bối cảnh có nhiều thuận lợi:
- Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
- Nguồn tích lũy tư bản khổng lồ từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên.
=> Chọn D.
3.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-a trang 59 SGK Lịch sử 10.
B2: Quan sát hình 4 SGK Lịch sử 10 trang 59.
Lời giải chi tiết:
Phong trào “rào đất cướp ruộng” dùng để chỉ hiện tượng quý tộc phong kiến tước đoạt ruộng đất của nông nô để chăn nuôi cừu.
=> Chọn D.
4.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-b trang 60 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Ô tô, điện thoại và máy bay là những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần 2. Do đó đáp án B, C, D sai.
=> Chọn A.
5.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-b trang 60 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Giêm Oát là người đã phát minh ra máy hơi nước.
=> Chọn C.
6.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-a trang 62 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Dựa vào dữ liệu sau “đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp những có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp”.
- Sử dụng phương pháp loại trừ sau:
+ Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX đến năm 1914 vẫn là nước thuộc địa, bị các nước đế quốc xâu xé.
+ Nga lúc này vẫn là một nước phong kiến lạc hậu, và là mắt xích yếu nhất trong hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa.
+ Do đó loại các đáp án B, C, D.
=> Chọn A.
7.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-b trang 62 SGK Lịch sử 10.
B2: Quan sát hình 13, 14, 15, 16, 17 ở mục 2-b SGK trang 62.
Lời giải chi tiết:
Một số thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là phát minh ra điện, điện thoại, ô tô, máy bay => Chọn B.
8.
Phương pháp giải:
Đọc mục Em có biết? trong SGK Lịch sử 10 trang 63.
Lời giải chi tiết:
Năm 1879, Ê-đi-xơn đã hoàn thiện phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong và cùng với Giô-dép Goan thương mại hóa đèn điện…
=> Chọn A.
9.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-b trang 64 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Người có công lớn trong việc đưa xe hơi trở nên phổ biến là “ông vua xe hơi” nước Mỹ - Hen-ri Pho.
=> Chọn B.
10.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 12 trang 62 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Phương pháp lò cao trong luyện kim do Hen-ri Bê-sê-mơ phát minh ra vào năm 1856.
=> Chọn B.
11.
Phương pháp giải:
Đọc mục 3 trang 65 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Cách mạng công nghiệp có những tác động sau đối với kinh tế, xã hội
- Thúc đẩy công nghiệp phát triển nâng cao năng suất lao động…
- Hình thành nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân.
- Tạo ra những tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,…
=> Chọn D.
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Luyện tập 3 trang 67 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 67 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 2 trang 40 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 3 trang 43 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 4 trang 43 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 5 trang 43 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT