Hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 18 Văn minh Đại Việt giúp các em nắm vững và củng cố kiến thức đã học.
-
Câu hỏi mục I.1 trang 106 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt.
-
Câu hỏi mục I.2 trang 107 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt.
-
Câu hỏi mục I.3 trang 108 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu nội dung cơ bản của quá trình phát triển văn minh Đại Việt.
-
Câu hỏi 1 mục II.1 trang 109 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Thông qua Hình 18.5, em hãy nêu ý nghĩa của Lễ Tịch điền.
-
Câu hỏi 2 mục II.1 trang 109 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát hình 18.6 và đọc thông tin, em có nhận xét gì về sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Kể tên các đô thị lớn thời kì này còn tồn tại đến ngày nay?
-
Câu hỏi 1 mục II.2 trang 110 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt là gì?
-
Câu hỏi 2 mục II.2 trang 110 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
-
Câu hỏi 3 mục II.2 trang 110 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luật pháp ra đời tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội.
-
Câu hỏi mục II.3 trang 111 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
-
Câu hỏi mục II.4 trang 113 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì?
-
Câu hỏi mục II.5 trang 114 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy nêu những thành tựu khoa học của văn minh Đại Việt.
-
Câu hỏi mục II.6 trang 115 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt.
-
Câu hỏi mục III.1 trang 116 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.
-
Câu hỏi mục III.2 trang 116 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Văn minh Đại Việt đã kế thừa những gì từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
-
Luyện tập 1 trang 116 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt và cho biết, đối với em thành tựu nào ấn tượng nhất. Vì sao?
-
Luyện tập 2 trang 116 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong các thành tựu nổi bật của văn minh Đại Việt, thành tựu nào còn phát huy giá trị trong đời sống hiện nay? Cho ví dụ minh họa.
-
Vận dụng trang 116 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy tìm hiểu và giới thiệu sự phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam.
-
Giải Câu 1 trang 112 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Đê sông Hồng được hình thành từ thời kì nào và từng bước phát triển ra sao? Vai trò của đê sông Hồng với sự phát triển của kinh tế Đại Việt?
-
Giải Câu 2 trang 113 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Lập bảng thống kê các thành tựu của văn minh Đại Việt theo các lĩnh vực dưới đây:
Nhà Hậu Lê
Chữ viết
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
Sử học
Địa lí
Toán học
Quân sự
Y học
Âm nhạc
Kiến trúc
Điêu khắc
-
Giải Câu 3 trang 113 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 18.2, 18.3, em hãy mô tả hoa văn của gốm Chu Đậu. Vì sao gốm Chu Đậu được đánh giá là đỉnh cao nghề gốm của Đại Việt.
-
Giải Câu 4 trang 114 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp trong đoạn văn về vua Lý Thái Tông.
đúc tiền Minh Đạo niên hiệu làm Minh Đạo
làm sách Hình luật Đại Việt sử ký toàn thư
Hình thư vua Lý Thái Tông
- Năm 1042,……….cho ban hành bộ……. Sách ............ ghi: “Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, Cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách ................................................, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi .............................. và ....................................” ...................... gồm ba quyển, nay không còn. Đây là hệ thống pháp luật lần đầu tiên được quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trong cả nước.
(Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Đại Việt sử ký toàn thư,
NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2020, trang 228)
-
Giải Câu 5 trang 115 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy sắp xếp các sự kiện ở cột A cho phù hợp với cột B
-
Giải Câu 6 trang 118 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Văn minh Đại Việt hình thành dựa trên những cơ sở nào?
-
Giải Câu 7 trang 118 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Việc dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay) có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của văn minh Đại Việt?
-
Giải Câu 8 trang 119 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của “văn hóa làng” đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt.
-
Giải Câu 9 trang 119 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
1. Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là
A. Hình Luật.
B. Hình thư.
C. Hồng Đức.
D. Gia Long..
2. Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về
A. Cổ Loa.
B. Tây Đô.
C. Đại La.
D. Phong Châu.
3. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
A. Nhà Lê sơ.
B. Nhà Lý.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hồ.
4. Bộ luật nào được biên soạn khá đầy đủ và hoàn chỉnh trong lịch sử Việt nam từ thế kỉ X –XV?
A. Hình Luật.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình thư.
D. Hoàng Việt luật lệ.
5. Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?
A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.
B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.
D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.
6. Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công
A. súng trường.
B. đại bác.
C. súng thần cơ.
D. tàu chiến.
7. Nghề thủ công truyền thống nổi bật của cư dân Đại Việt là
A. làm vũ khí, đúc đồng, thuộc da.
B. làm thủy tinh, đồ trang sức, vàng bạc.
C. làm gốm, chế biến thực phẩm, đúc đồng.
D. đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt.
8. Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào?
“Đời vua Thái tổ, Thái tông.
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.
A. Triều Lý.
B. Triều Trần.
C. Triều Hồ.
D. Triều Lê sơ.
9. Đê “quai vạc” được hình thành bắt đầu từ triều đại nào trong nền văn minh Đại Việt?
A. Triều Lý.
B. Triều Trần.
C. Triều Hồ.
D. Triều Lê sơ.
10. Các vua thời Tiền Lê, Lý hằng năm tổ chức “lễ Tịch điền” nhằm mục đích gì?
A. khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
B. khuyến khích khai khẩn đất hoang.
C. khuyến khích bảo vệ, tôn tại đê điều.
D. khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp.
11. Các quan xưởng được thành lập nhằm mục đích gì?
A. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
B. Đúc tiền, làm gốm sứ, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
C. Đúc tiền, vũ khí, làm tơ lụa, đồng hồ, may mũ áo cho vua quan.
D. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, làm tranh sơn mài để xuất khẩu.
12. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.
B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.
C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài.
D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh.
13. Dựa trên cơ sở chữ Hán, cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?
A. Chữ Quốc ngữ.
B. Chữ Hán Việt.
C. Chữ Latinh.
D. Chữ Nôm.
14. Chùa Một Cột là công trình kiến trúc được xây dựng mô phỏng theo hình dáng
A. bông hoa sen.
B. bông hoa cúc.
C. chiếc lá bồ đề.
D. bông hoa đại.
15. Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?
A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian.
D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận.
16. Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai?
A. Vua Lý Thái Tổ.
B. Vua Trần Thái Tông.
C. Vua Trần Nhân Tông.
D. Vua Lý Nhân Tông.
17. Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?
A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.
B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán.
C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa.
18. Em hãy cho biết câu ca dao dưới đây nói lên điều gì
“Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”.
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới.
C. Sự phát triển của ngành nông nghiệp.
D. Sự phát triển của buôn bán nội địa.
19. Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?
A. Sự suy thoái của Nho giáo.
B. Ý thức tự tôn dân tộc.
C. Tính ưu việt của ngôn ngữ.
D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc.
20. Từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay?
A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.
B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.
C. Phải duy trì nền giáo dục khoa học.
D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.