YOMEDIA
NONE

Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt


Bài Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Lịch sử 10 Cánh Diều đã được HỌC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về thành tựu cơ bản của nên văn mình Đại Việt về kinh tê, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo đục, văn học, nghệ thuật, ý nghĩa của nên văn mình Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam,... giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chính trị

a) Tổ chức bộ máy nhà nước

- Trải qua các triều đại, tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát.... thê hiện vai trò tô chức, quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ, tiêu biểu là tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ (đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông).

Tổ chức bộ máy Nhà nước thời vua Lê Thánh Tông

b) Luật pháp

- Nhà nước tăng cường quản lí xã hội thông qua luật pháp. Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ. Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyên Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt. Năm 1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật. Năm 1483, với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật (Luật Hông Đức) dưới thời Lê sơ, luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thông trị cũng như trật tự xã hội. Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) và ban hành năm 1815, được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.

- Nội dung chủ yếu của luật pháp qua các triều đại phong kiến Đại Việt là đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc, quan lại; bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. Ngoài ra, còn bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ.

1.2. Kinh tế

a) Nông nghiệp

- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như đấp đê, tổ chức khai hoang, “ "quân điền”, “ngụ binh ư nông”, miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò, cày Tịch điền,.. Trong triều đình cũng hình thành những chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp, như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. Những chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho nông dân có ruộng đất canh tác.

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn,... Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới, việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt, sức kéo của trâu, bò và thâm canh hai, ba vụ lúa trong một năm trở nên phổ biến, góp phần tăng năng suất lao động, bảo đảm đời sống người dân.

- Công cuộc khai hoang, phục hoá, lắn biển làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.

- Nhà nước tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê phòng lụt trên quy mô lớn, hình thành hệ thống đê điều, thuỷ lợi hoàn chỉnh trong cả nước.

b) Thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triên ở các địa phương với nhiều ngành nghề (dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm,...). Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,...

Ấm gốm hoa nâu thời Lý - Trần

- Thế ki XVI- XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương);... với sản phẩm phong
phú, đa dạng và tính xảo.

- Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lí được chú trọng. Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xu: Š dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...

- Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng đê trao đôi với thương nhân nước ngoài.

c) Thương nghiệp

- Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp. Kinh đô Thăng Long với 36 phố phường trở thành trung tâm buôn bán sầm uất dưới thời Lý, Trần, Lê sơ.

- Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài (Gia-va, Xiêm, Án Độ, Trung Quốc,...) bước đầu phát triển với nhiều mặt hàng phong phú (lụa, vải, hương liệu, ngà voi, giấy, ngọc, vàng, bạc,...). Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ các địa điểm trao đổi hàng hoá với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch
Trường (Thanh Hoá),... Từ thế kỉ XVI, ngoài thương nhân phương Đông, thuyền buôn của phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp,...) đã vào Đại Việt trao đổi, buôn bán. Việc thông thương với nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đây sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị, tiêu biểu là Thăng Long (Hà Nội Phố Hiển (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia (Thành phố Hồ Chí Minh),...

1.3. Văn hoá

a) Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

Tư tưởng

Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội, được biêu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đên sản xuât và đời sông của nhân dân. Đó là cội nguồn của tư tưởng “lấy dân làm gốc”.

- Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần. Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ trí thức, quan lại và bồi dưỡng những người hiền tài. Nho sĩ trở thành một lực lượng quan trọng trong triều đình.

Tôn giáo

- Phật giáo du nhập từ thời kì Bắc thuộc, phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần. Các vua kế tiếp nhau dựng chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật. Nhiều cao tăng tham gia triều chính. Ở các làng, chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, vừa là nơi dạy chữ, vừa là nơi tổ chức hội hè.

Chùa Hoa Yên, Tên Tử (Quảng Ninh)

- Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đặc biệt là thời Đinh, Tiền Lê, Lý. Trong các thế kỉ XI - XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.

Tín ngưỡng

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là của người Việt được tiếp tục duy trì. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng (người có công với làng nước) ngày càng phổ biến ở các làng xã. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề,... cũng phát triển, tạo nên truyền thống văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng.

b) Giáo dục

- Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyên. Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Không Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám đẻ dạy học cho hoàng tử, công chúa.

- Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Bên cạnh trường học của nhà nước, còn có lớp học tư nhân ở các làng xã. Từ thời Lê sơ, con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi; hệ thống trường học mở rộng trên cả nước. Nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiếu khuyến học thời Tây Sơn.

- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại, nhà nước chính quy hoá việc thỉ cử để tuyển chọn người tài. Thẻ lệ thi cử được quy định chặt chẽ; các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình). Chế độ khoa cử từng bước trở thành phương thức tuyên chọn quan lại thường xuyên. Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi dành cho những người đỗ đầu trong kì thi Đình, tiêu biểu như Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chỉ, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An,... Từ năm 1463, dưới thời Lê sơ, cứ ba năm triều đình lại tổ chức thi Hương tại địa phương, thi Hội tại kinh thành. Năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiền sĩ vào bia đá ở Văn Miếu.

c) Chữ viết và văn học

- Về chữ viết, trên cơ SỞ tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm đê ghi lại tiêng nói của dân tộc. Bên cạnh chữ Hán là văn tự chính thông dùng trong thi cử, thì một sô triêu đại đã có những chính sách khuyên khích và đê cao chữ Nôm (nhà Hô, Tây Sơn). Đên thê kỉ XVII, chữ Quôc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghỉ âm tiếng Việt và từng bước phát triển, trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay.

- Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ, với nhiều tác phẩm tiêu biểu như C#iếu đời đô (Lý Thái Tổ), Nam quốc sơn hà (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuần), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),... Nội dung chủ yếu là ca ngợi truyền thống yêu nước, niêm tự hào dân tộc. Từ thê ki XVIHI, văn xuôi chữ Hán phát triển, với nhiều thẻ loại, như tiểu thuyết chương hồi (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái), truyện kí (Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)....

- Văn học chữ Nôm xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đặc biệt là trong các thế kỉ XVI - XIX. Nội dung chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người,... Tiêu biểu là tác phẩm Quốc âm thỉ tập của Nguyễn Trãi, các bài thơ sáng tác bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Binh Khiêm, Tuyện Kiêu của Nguyễn Du, Lực Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiẻ

- Văn học dân gian tiệp tục duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỉ XVI - XVII. Nội dung chủ yêu là phản ánh tâm tư, tình cảm con người, tình yêu quê hương, đất nước, với nhiều thể loại phong phú, như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cô tích...

d) Khoa họa, kĩ thuật

e) Nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi. Tiêu biểu là Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,... Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng, nỗi tiếng là chùa Một Cột, Sùng Thiện Diên Linh, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích, chùa Thiên Mụ; tháp,... Bên cạnh đó, kiến trúc đình làng cũng phát triển mạnh, tiêu biểu như đình làng Thạch Lỗi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...

Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tỉnh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề, hình rồng, tượng người, tượng phỗng,... Đặc biệt là hình tượng rồng qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ.

- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...). Từ thời Lê sơ, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn của triều đình. Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xâm....

- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình, như hội mùa, tết Nguyên đán, lễ Tịch điền, Thanh minh, Đoan Ngọ.... Cùng với lễ hội là những trò vui, như đấu vật, đua thuyền, múa rồi nước.

1.4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

Ưu điểm

- Văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghỉ lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang — Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài và phát triển Tực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với sự tồn tại và phát triển của quốc gia Đại Việt. Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc.

Hạn chế

- Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn ché. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển. Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội. Bên cạnh đó, những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tỉnh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.

Ý nghĩa

- Văn minh Đại Việt thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt. Sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, văn hoá của văn minh Đại Việt là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đầu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyên quốc gia; đồng thời, góp phần bảo tổn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cô. Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

Bàn thờ gia tiên trong một gia đình người Việt hiện nay

Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Hướng dẫn giải

Vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:

- Nhà nước tăng cường quản lý xã hội thông qua luật pháp.

- Năm 1042, dưới triều Lý Thái Tông, ban hành bộ luật đầu tiên trong lịch sử là bộ luật Hình thư, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt.

- Bộ luật dưới triều Trần, Hậu Lê và Nguyễn đều được ban hành ổn định trật tự xã hội.

- Nội dung chủ yếu trong các bộ luật là đề cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lực của giai tầng thống trị, bảo vệ lợi ích nhân dân, trong đó bao gồm cả quyền lợi của phụ nữ.

Câu 2: Nêu những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt. Phân tích tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt.

Hướng dẫn giải

Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của nền văn minh Đại Việt:

- Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển: dệt lụa, đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm,..

- Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,...

- Thế kỷ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng với sản phẩm đa dạng và tinh xảo.

Tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt:

- Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước vua, quan trong triều đình. Các hoạt động chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội.

- Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được sản phẩm để trao đổi với thương nhân nước ngoài.

Luyện tập Bài 14 Lịch sử 10 CD

Sau bài học này, giúp các em:

- Nêu được một sô thành tựu cơ bản của nên văn mình Đại Việt về kinh tê, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo đục, văn học, nghệ thuật...

- Phân tích được ý nghĩa của nên văn mình Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Đưa ra nhận xét về những tu điểm và hạn chế của nền văn mình Đại Việt.

- Biết cách sưu tâm và sử dụng tư liệu lịch sử. để tìm hiểu về thành tựu của nên văn mình Đại Miệt.

- Trân trọng giá trị trườn, tên của nền văn mình Đại Việt, vận dụng hiểu biết về nên văn mình Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Lịch sử 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Lịch sử 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1.1 trang 100 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 1.2 trang 101 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.1 trang 102 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.2 trang 102 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.3 trang 103 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.1 trang 104 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.2 trang 105 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.3 trang 106 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.4 trang 106 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.5 trang 108 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 4 trang 109 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 109 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 109 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 109 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 109 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 14 Lịch sử 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF