YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Ôn tập chủ đề 7: Môi trường và hệ sinh thái


Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Ôn tập chủ đề 7: Môi trường và hệ sinh thái​ trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo giúp các em củng cố kiến thức về cơ thể con người để các em  bảo vệ sức khỏe bản thân; phòng chống các bệnh liên quan đến hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể chúng ta. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường sống

a. Môi trường sống

Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

- Các loại môi trường

+ Môi trường cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ.

+ Môi trường trong đất gồm các lớp đất.

+ Môi trường sinh vật là cơ thể của động vật, thực vật, con người,…

b.  Nhân tố sinh thái

Nhân tố sinh thái là các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

+ Nhân tố sinh thái vô sinh: là các yếu tố không sống của môi trường. Ví dụ: nhiệt độ, ánh sáng, gió, nồng độ oxygen,…

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: là các yếu tố sống của môi trường, bao gồm cả con người và các sinh vật khác. Ví dụ: con bò, cỏ, giun đất,…

c. Giới hạn sinh thái

 Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

1.2. Quần thể sinh vật

a. Khái niệm

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo ra những thế hệ mới.

b. Các đặc trưng cơ bản

- Kích thước quần thể là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Nhóm tuổi: quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau, bao gồm: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

- Mỗi quần thể có cách phân bố cá thể khác nhau. Có ba kiểu phân bố gồm phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên

c. Bảo vệ quần thể sinh vật

+ Bảo tồn nguyên vị

+ Bảo tồn chuyển vị;

+Thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia, quốc tế

1.3. Quần xã sinh vật

a. Khái niệm

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. 

b. Các đặc trưng cơ bản

- Độ đa dạng của quần xã: được thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Quần xã nào có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì quần xã có độ đa dạng càng cao.

- Thành phần loài trong quần xã:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. 

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

c. Bảo vệ quần xã sinh vật

- Một số biện pháp chủ yếu để bảo vệ vệ quần xã sinh vật như:

+ Hạn chế những tác động tiêu cực của con người đến môi trường sống của quần xã.

+ Xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ các quần xã sinh vật tránh sự tác động bất lợi của môi trường tự nhiên và con người.

+ Phục hồi các quần xã đang suy thoái thông qua việc bảo tồn các loài ưu thế, loài đặc trưng của quần xã; cải thiện chất lượng môi trường; phục hồi và bảo vệ rừng; ...

+ Bảo vệ quần xã thông qua hoàn thiện pháp chế; tăng cường tuyên truyền, giáo dục.

1.4. Hệ sinh thái

a. Khái niệm

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã, trong đó, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

b. Các thành phần cơ bản

Sinh vật sản xuất: là những loài sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo và một số vi sinh vật tự dưỡng)…

Sinh vật tiêu thụ: là những loài sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ các loài sinh vật khác. (Gồm các loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn tạp…)

Sinh vật phân giải: là những loài sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ có sẵn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. (Vi khuẩn dị dưỡng, nấm, ...)

c. Các kiểu hệ sinh thái

- Hệ sinh thái trên cạn: Gồm các hệ sinh thái rừng, sa mạc, hoang mạc và đồng cỏ.

- Hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn gồm có các hệ sinh thái vùng ven bờ (các rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, ...) và hệ sinh thái vùng biển khơi. 

+ Hệ sinh thái nước ngọt được chia thành hệ sinh thái nước chảy (sông, suối) và hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ, ...).

- Hệ sinh thái nhân tạo: Do con người tạo ra (bể cá cảnh, đồng ruộng, đô thị…)

d. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái

- Chuỗi thức ăn gồm các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Có ba dạng tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

e. Các hệ sinh thái cần bảo vệ

- Hệ sinh thái rừng

- Hệ sinh thái biển và ven biển

- hệ sinh thái nông nghiệp

1.5. Sinh quyển

- Sinh quyển là một phần của lớp vỏ Trái Đất bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. 

- Các thành phần: Khí quyển, thuỷ quyển, địa quyền

1.6. Các khu sinh học

a. Các khu sinh học

Hình. Các khu sinh học a) trên cạn; b) dưới nước

- Các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất gồm: các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước.

+ Các khu sinh học nước ngọt gồm hai nhóm chính là hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng. 

+ Các khu sinh học nước mặn gồm hệ sinh thái ven bờ và các khu sinh học biển.

b. Các trạng thái cân bằng

Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã và hệ sinh thái, đảm bảo sinh vật có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

- Nguyên nhân của việc mất cân bằng tự nhiên có thể xảy ra do sự tác động của điều kiện môi trường và con người; khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư, ... của các loài sinh vật.

1.7. Bảo vệ môi trường

a. Sự tác động của con người qua các thời kì phát triển xã hội

- Trong thời nguyên thuỷ, hoạt động chủ yếu của con người là săn bắt, hái lượm; biết sử dụng công cụ bằng đá để chặt cây, làm vũ khí tự vệ hay săn bắt thú rừng, biết dùng lửa để phục vụ cho đời sống.

- Trong thời kì nông nghiệp, sự hình thành nền nông nghiệp đã dẫn đến nhiều khu rừng bị chuyển đổi thành khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng giúp tích luỹ nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái nhân tạo.

- Trong thời kì xã hội công nghiệp, sự phát triển của các ngành nghề, các kĩ thuật mới trong sản xuất đã tạo ra các loại sản phẩm đạt chất lượng cao. Việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đời sống con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

b. Ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi các tính chất gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và các loài sinh vật.

- Nguyên nhân:

+ Do chất thải sinh hoạt

+ Hoá chất bảo vệ thực vật

+ Chất phóng xạ

+ Hoạt động của môi trường tự nhiên

c.  Bảo vệ động vật hoang dã

 Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

+ Các loài động vật này cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES)

+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống của chúng cũng như giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

d. Biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của các yếu tố khí hậu.

- Thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại

+ Cải tạo và xây dựng các công trình

+ Ban hành các thể chế, chính sách

+ Tuyên truyền, giáo dục

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ

A. sinh vật sản xuất.

B. sinh vật tiêu thụ.

C. sinh vật phân giải.

D. con người.

 

Hướng dẫn giải

Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ sinh vật sản xuất.

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Nhận định nào sai trong các nhận định sau?

A. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.

B. Tài nguyên rừng là tài nguyên không tái sinh.

C. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

D. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.

 

Hướng dẫn giải

Tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh  có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được.

Đáp án B

Luyện tập Ôn tập chủ đề 7 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Kiến thức về môi trường sống, quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ sinh thái, sinh quyển, các khu sinh học.

- Các trạng thái cân bằng tự nhiên.

- Bảo vệ môi trường.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 7 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 7 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 7 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON