YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 46: Quần thể sinh vật


Các cá thể sinh vật khi sinh sống cùng nhau có lợi thế gì hơn so với khi sống đơn lẻ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 46: Quần thể sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm quần thể sinh vật

- Khái niệm quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo ra những thế hệ mới.

Hình 46.1. Một số quần thể sinh vật

1.2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể

Các đặc trưng cơ bản của quần thể gồm kích thước quần thể, mật độ cá thể trong quần thể, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.

a. Số lượng quần thể

Kích thước của quần thể

- Kích thước của quần thể là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Ví dụ: Ở vùng núi Tam Đảo, kích thước của quần thể cây đỗ quyên hoa đỏ khoảng 150 cây.

- Đặc điểm:

+ Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.

+ Kích thước quần thể phụ thuộc vào các yếu tố: mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư.

* Mật độ cá thể trong quần thể

- Mật độ cá thể trong quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

- Ví dụ: Mật độ của cây thông là 1000 cây/ha đất đồi.

- Đặc điểm:

+ Mỗi quần thể có mật độ đặc trưng nhất định.

+ Khi mật độ quần thể quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sống của các cá thể trong quần thể như: tìm kiếm thức ăn, nơi ở; cơ hội gặp gỡ giữa các cá thể khác giới để sinh sản;…

b. Tỉ lệ giới tính

- Khái niệm tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Ví dụ: Ở người, tỉ lệ nam/nữ ở giai đoạn sơ sinh là 1,05/1.

- Đặc điểm:

+ Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

+ Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi theo thời gian, điều kiện sống,… Ví dụ: Vào mùa sinh sản, rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng chúng bằng nhau.

c. Nhóm tuổi

- Quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau, bao gồm: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

- Cấu trúc nhóm tuổi của quần thể được biểu thị bằng các kiểu tháp tuổi:

Hình 46.2. Các dạng tháp tuổi của quần thể sinh vật

d. Phân bố cá thể trong quần thể

- Mỗi quần thể có cách phân bố cá thể khác nhau. Có ba kiểu phân bố gồm phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên:

Hình 46.3. Sơ đồ minh họa các kiểu phân bố cá thể của quần thế

1.3. Bảo vệ quần thể sinh vật

- Các quần thể sinh vật có thể bị biến động do tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh, các tác động này có thể thay đổi theo chu kì hoặc không theo chu kì.

+ Ví dụ: Rừng U Minh Thượng bị cháy ảnh hưởng đến các quần thể sinh vật trong rừng.

- Biện pháp bảo vệ quần thể:

+ Thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn, kiểm soát dịch bệnh, khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí,… là những biện pháp quan trọng để quần thể được phát triển ổn định.

+ Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường sống tự nhiên của chúng, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới như vườn thú, trang trại bảo tồn,…

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến

A. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

B. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.

C. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

D. cả A, B, C đều đúng.

 

Hướng dẫn giải

 Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

A. Nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản.

C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.

D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản.

 

Hướng dẫn giải

Nhóm tuổi sau sinh sản không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

Đáp án A

Luyện tập Bài 46 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật.

– Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ quần thể.

3.1. Trắc nghiệm Bài 46 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 46 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 46 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 46 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 46 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF