YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 48: Hệ sinh thái và sinh quyển


Rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới được xem là một trong những "công trình kiến trúc" lớn của đại dương. Vì sao rạn san hô được xem là một hệ sinh thái? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 48: Hệ sinh thái và sinh quyển​ trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ sinh thái và cấu trúc của hệ sinh thái

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã, trong đó, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Hình 48.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái

- Trong quần xã, các loài sinh vật được chia thành: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

+ Sinh vật sản xuất: là những loài sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo và một số vi sinh vật tự dưỡng)…

+ Sinh vật tiêu thụ: là những loài sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ các loài sinh vật khác. (Gồm các loài động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn tạp…)

+ Sinh vật phân giải: là những loài sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ có sẵn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. (Vi khuẩn dị dưỡng, nấm, ...)

1.2. Các kiểu hệ sinh thái

Hình 48.2. Một số hệ sinh thái tự nhiên

- Hệ sinh thái trên cạn: Gồm các hệ sinh thái rừng, sa mạc, hoang mạc và đồng cỏ.

- Hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn gồm có các hệ sinh thái vùng ven bờ (các rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, ...) và hệ sinh thái vùng biển khơi. 

+ Hệ sinh thái nước ngọt được chia thành hệ sinh thái nước chảy (sông, suối) và hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ, ...).

- Hệ sinh thái nhân tạo: Do con người tạo ra (bể cá cảnh, đồng ruộng, đô thị…)

1.3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái

a. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

- Chuỗi thức ăn gồm các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Hình 48.3. Lưới thức ăn của hệ sinh thái đồng cỏ

b. Tháp sinh thái

- Có ba dạng tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng:

+ Tháp số lượng: được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+ Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.

+ Tháp năng lượng: được xây dựng dựa trên mức năng lượng được tích luỹ ở mỗi bậc dinh dưỡng.

c. Vòng tuần hoàn các chất trong hệ sinh thái

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái được thể hiện qua vòng tuần hoàn các chất. Trong đó, vật chất và năng lượng được truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

Hình 48.4. Sơ đồ tổng quát vòng tuần hoàn các chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái

1.4. Tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái

Bảng. Vai trò của hệ sinh thái đối với con người và biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái

1.5. Sinh quyển

a. Sinh quyển

- Sinh quyển là một phần của lớp vỏ Trái Đất bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. 

b, Các khu sinh học

Hình 48.5. Các khu sinh học a) trên cạn; b) dưới nước

- Các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất gồm: các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước.

+ Các khu sinh học nước ngọt gồm hai nhóm chính là hệ sinh thái nước chảy và hệ sinh thái nước đứng. 

+ Các khu sinh học nước mặn gồm hệ sinh thái ven bờ và các khu sinh học biển.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:  Nêu ví dụ minh họa cho một hệ sinh thái?

 

Hướng dẫn giải

Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan.

 

Ví dụ 2: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Hươu → Hổ, thì cỏ là

A. sinh vật sản xuất.           

B. sinh vật ăn cỏ.                 

C. sinh vật tiêu thụ.           

D. sinh vật phân giải.

 

Hướng dẫn giải

Cỏ là sinh vật sản xuất.   

Đáp án A

Luyện tập Bài 48 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Lấy được ví dụ về các kiểu hệ sinh thái.

– Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn; sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, tháp sinh thái. Lấy được ví dụ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong quần xã.

– Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của các chất trong hệ sinh thái, trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái.

– Nêu được tầm quan trọng của bảo vệ một số hệ sinh thái điển hình của Việt Nam.

– Nêu được khái niệm sinh quyển. Kể được tên các khu sinh học trên Trái Đất.

3.1. Trắc nghiệm Bài 48 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 48 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 48 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 48 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 48 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF