YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Ôn tập chủ đề 1: Phản ứng hóa học


Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Ôn tập chủ đề 1: Phản ứng hóa học trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng giải các dạng bài tập về phản ứng hóa học. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

 - Biến đổi vật lí được hiểu là khi bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước, nhưng vật thể vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

- Biến đổi hóa học là khi chất bị biến đổi tạo ra chất khác.

1.2. Phản ứng hóa học và năng lượng trong các phản ứng hóa học

- Phản ứng hóa học:

+ Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác

+ Dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học xảy ra: Xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng.

+ Diễn biến của phản ứng hóa học: có sự phá vỡ liên kết cũ và hình thành liên kết mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

- Năng lượng trong phản ứng hóa học:

+ Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học kèm theo sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

 Ứng dụng: làm nhiên liệu, phục vụ cho các hoạt động đời sống và sản xuất.

+ Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học nhận năng lượng từ môi trường xung quanh.

1.3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

+ Định luật bảo toàn khối lượng

mA + mB = mC + mD

(Chất tham gia)   (Sản phẩm)

- Phương trình hóa học:

+ Cách lập phương trình hoá học: Viết sơ đồ phản ứng -> Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố -> Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh

+ Ý nghĩa của phương trình hóa học: Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng.

1.4. Tính theo phương trình hóa học

- Tính khối lượng/thể tích sản phẩm

- Tinh khối lượng/thể tích chất tham gia

- Hiệu suất phản ứng

1.5. Mol và tỉ khối của chất khí

- Mol là lượng chất chứa 6,022×1023 nguyên tử /phân tử, kí hiệu N.

- Khối lượng mol là khối lượng tính bằng gam của 1 mọi chất đổ, đơn vị g/mol.

\(n = \frac{m}{M} \Leftrightarrow m = n.M \Leftrightarrow M = \frac{m}{n}\)

- Thể tích mol chất khí. Ở 25°C, 1 bar: Vkhí = 24,79 lít

\(V = v.24,79 \Leftrightarrow n = \frac{V}{{24,79}}\)

- Ti khối của chất khí: 

\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}\)

1.6. Nồng độ dung dịch

- Pha chế dung dịch:

Để pha chế một dung dịch có nồng độ cho trước, ta cần phải biết lượng chất tan (khối lượng hay số mol) cần dùng để hoà tan trong một lượng dung môi.

1.7. Tốc độ phản ứng. Chất xúc tác

- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học

- Yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng: nồng độ, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác 

- Ý nghĩa của tốc độ phản ứng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng một cách phù hợp trong đời sống sẽ tăng hiệu quả các hoạt động

- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về chất và lượng sau phản ứng.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.

 

Hướng dẫn giải

Số mol P phản ứng là: nP= 3,1/31 = 0,1mol

Phương trình hóa học: 4P + 5O2 \( \to \) 2P2O5

Tỉ lệ theo phương trình: 4 mol 5 mol 2 mol

Số mol phản ứng: 0,1 mol ? mol ? mol

Nhân chéo chia ngang ta được: nO2= 0,1.54 = 0,125 mol

=> Thể tích oxi cần dùng là: V = 22,4.n = 22,4.0,125 = 2,8 lít

nP2O5 = 0,1.2/4= 0,05 mol => mP2O5 = 7,1 gam

 

Ví dụ 2: Phản ứng sau là phản ứng gì?

Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại

A. Phản ứng tỏa nhiệt.

B. Phản ứng thu nhiệt.

C. Phản ứng phân hủy.

B. Phản ứng trao đổi.

 

Hướng dẫn giải

Phản ứng phân hủy copper(II) hydroxide thành copper(II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại.

Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.

Đáp án B

Luyện tập Ôn tập chủ đề 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Phản ứng hóa học (khái niệm,năng lượng, phương trình)

- Tính số mol, tỉ khối chất khí, nồng độ dung dịch.

- Tốc độ phản ứng, chất xúc tác.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF