Khi sản xuất một lượng chất nào đó trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng chất tham gia, người ta có thể tính được lượng sản phẩm tạo thành. Làm thế nào để tính được lượng chất đã tham gia hay sản phẩm tạo thành theo phương trình hoá học? Để đi sâu vào vấn đề này, chúng ta hãy cùng HOC247 tập trung vào một chủ đề hết sức thú vị và đặc biệt là "Bài 6: Tính theo phương trình hóa học" trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính theo phương trình hóa học
a. Tìm hiểu khái niệm chất thiếu và chất dư trong phản ứng hóa học
- Xét phản ứng xảy ra hoàn toàn: H2 + Cl2 → 2HCl
Tiến hành 3 thí nghiệm với các tỉ lệ mol khác nhau của khí hydrogen và khí chlorine, kết quả được biểu diễn trong Bảng dưới đây.
Bảng. Kết quả thí nghiệm sử dụng tỉ lệ mol khác nhau của các chất tham gia phản ứng
Một phản ứng hoàn toàn khi có ít nhất một chất tham gia phản ứng hết sau khi kết thúc phản ứng. Chất tham gia phản ứng nào hết trước được gọi là chất thiếu và chất tham gia phản ứng nào vẫn còn lại sau phản ứng sẽ gọi là chất dư.
b. Tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Viết phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số mol các chất trong phản ứng.
+ Bước 2: Tìm số mol phản ứng.
+ Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học tìm số mol tạo thành.
+ Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng.
c. Tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Viết phương trình hoá học và xác định tỉ lệ các chất trong phản ứng.
+ Bước 2: Tìm số mol tạo thành sau phản ứng.
+ Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học tìm số mol khí chlorine tham gia.
+ Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành thể tích.
1.2. Hiệu suất phản ứng
a. Tìm hiểu hiệu suất phản ứng
Hiệu suất phản ứng cho biết khả năng phản ứng xảy ra đến mức độ nào, được tính bằng tỉ số giữa lượng sản phẩm thực tế và lượng sản phẩm theo lí thuyết.
b. Tính hiệu suất phản ứng
- Để tính được hiệu suất H% của một phản ứng hoá học, ta thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Xác định lượng sản phẩm (mol, khối lượng, thể tích) thu được theo lí thuyết. Lượng sản phẩm theo lí thuyết được tính qua phương trình phản ứng (theo lượng chất thiếu tham gia phản ứng) với giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn (H = 100%).
+ Bước 2: Xác định lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
+ Bước 3: Tính hiệu suất theo công thức
- Lượng thực tế và lượng lí thuyết cùng đơn vị đo.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.
a) Lập phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng ZnO thu được?
c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Hướng dẫn giải
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO
a/ Lập phương trình hóa học
2Zn + O2 \( \to \) 2ZnO
b/Tính khối lượng ZnO thu được ?
nZn = m/M= 13/65 = 0,2 (mol)
Theo phương trình hóa học:
nZnO = nZn = 0,2 (mol)
⇒ mZnO = n.M = 0,2.81 = 16,2 (g)
c/ Tính thể tích oxi đã dùng? (đktc)
Theo phương trình hóa học:
nO2 = 12.nZn= 12.0,2 = 0,1(mol)
⇒VO2= n.22,4 = 0,1.22,4 =2,24 (l)
Ví dụ 2: Nung 100 kg CaCO3 thì thu được 47,6kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng.
Biết phản ứng xảy ra như sau: CaCO3 \( \to \) CaO + CO2
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học xảy ra:
CaCO3 \( \to \) CaO + CO2
1 → 1 mol
100 → 56 gam
100 → 56 kg
Hiệu suất của phản ứng:
\(\begin{array}{l}
H = \frac{{{m_{tt}}}}{{{m_{lt}}}}.100\% \\
= \frac{{47,6}}{{56}}.100\% = 85\%
\end{array}\)
Luyện tập Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Tính được lượng chất trong phương trình hoá học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 °C.
– Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 3,2 g.
- B. 1,6 g.
- C. 6,4 g.
- D. 24,8 g.
-
- A. 3,6 g.
- B. 2,8 g.
- C. 1,2 g.
- D. 2,4 g.
-
- A. 6,4 gam.
- B. 40 gam.
- C. 23,2 gam.
- D. 10 gam.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 8 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!