YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học


Khi hai chất phản ứng với nhau sẽ tạo thành chất mới do có sự hình thành liên kết mới giữa các nguyên tử trong phân tử. Sự biến đổi hoá học có làm khối lượng các chất bảo toàn không? Làm thế nào để biểu diễn phản ứng hoá học ngắn gọn và thuận tiện? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định luật bảo toàn khối lượng

Thí nghiệm

Hình 4.1. So sánh khối lượng trước và sau phản ứng giữa dung dịch barium chloride và dung dịch sodium sulfate

- Dụng cụ và hoá chất: cân điện tử, đũa thuỷ tinh, 2 cốc thuỷ tinh, dung dịch barium chloride (BaCl,) và dung dịch sodium sulfate (Na₂SO₁).

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Bước 1: Lấy 30 mL mỗi dung dịch trên cho vào lần lượt 2 cốc thuỷ tinh có đánh số (1) và (2).

+ Bước 2: Đem cân 2 cốc thuỷ tinh chứa 2 dung dịch, ghi nhận giá trị khối lượng.

+ Bước 3: Rót dung dịch trong cốc (1) vào cốc (2) rồi dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ cốc (2) cho hai dung dịch trộn lẫn vào nhau. Quan sát hiện tượng.

+ Bước 4: Đặt lại 2 cốc trên cân và ghi nhận giá trị khối lượng đo được.

- Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

- Trong phản ứng hoá học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử còn số nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

1.2. Phương trình hóa học

a. Tìm hiểu phương trình hóa học

- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học bằng công thức hoá học của các chất tham gia và chất sản phẩm.

- Khi chuyển từ sơ đồ phản ứng thành phương trình hoá học, ta cần chú ý:

+ Viết đúng công thức hoá học cho tất cả các chất.

+ Sắp xếp theo đúng vị trí công thức hoá học của chất phản ứng và sản phẩm.

+ Liên kết các công thức hoá học bằng dấu + và kí hiệu → để được một phương trình hoá học hoàn chỉnh.

b. Thực hiện các bước lập phương trình hóa học

Hình 4.2. Minh họa cân bằng phương trình hóa học

- Để lập phương trình hoá học hay còn gọi là cân bằng số nguyên tử của các chất trong phản ứng, ta tiến hành theo 3 bước.

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

+ Bước 3: Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh

* Lưu ý: Không viết 10O hay cho 5O2 trong phương trình hóa học.

c. Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hóa học

Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng với tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình. 

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng sắt tác dụng với oxi.

 

Hướng dẫn giải

Các bước lập phương trình hóa học:

+ Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Fe + O2 → Fe3O4.

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế:

3Fe + 2O2 → Fe3O4

+ Bước 3: Viết phương trình hóa học: 3Fe + 2O2 → Fe3O4.

 

Bài tập 2: Chọn đáp án sai:

A. Có 3 bước lập phương trình hóa học.

B. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử.

C. Dung dịch muối ăn có công thức hóa học là NaCl.

D. Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học.

 

Hướng dẫn giải

Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng.

Đáp án B

Luyện tập Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.

– Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

– Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.

– Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.

– Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 23 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 23 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 23 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 23 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 25 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 25 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 7 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 8 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 9 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF