YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác


Trong thực tế, có những phản ứng xảy ra rất chậm, ví dụ vỏ tàu sắt bị gỉ sét. Ngược lại có những phản ứng xảy ra rất nhanh, ví dụ phản ứng cháy nổ của pháo hoa, phản ứng của xăng với oxygen trong xilanh (cylinder) của động cơ xe hơi. Các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra nhanh, chậm khác nhau phụ thuộc vào tốc độ phản ứng. Tốc độ phản ứng là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tốc độ phản ứng hóa học

Hình 8.1. Thí nghiệm tìm hiểu tốc độ phản ứng

Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Hình 8.2. Mg tác dụng với H2SO4 nhanh hơn khi tăng nồng độ

Hình 8.3. Đun nóng KClO3, ống (2) có thêm chất xúc tác MnO2 tốc độ phản ứng nhanh hơn ống (1)

+ Nồng độ: Khi tăng nồng độ của một hoặc nhiều chất phản ứng thường sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất phản ứng chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

+ Diện tích tiếp xúc: Tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất tham gia. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.

+ Chất xúc tác: Làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không làm thay đổi chất và lượng sau phản ứng.

1.3. Ứng dụng thực tiễn của tốc độ phản ứng

Hình 8.4. Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong đời sống thực tế

 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng một cách thích hợp sẽ tăng hiệu quả các hoạt động trong đời sống và sản xuất.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:

"Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..."

A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích.

B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian.

C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ.

D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích.

 

Hướng dẫn giải

Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Đáp án B

 

Ví dụ 2: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như nhau) .

Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1)

Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2)

Kết quả thu được là .

A. (1) nhanh hơn (2).

B. (2) nhanh hơn (1).

C. như nhau.

D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1).

 

Hướng dẫn giải

Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.

Vì vậy : Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1) sẽ nhanh hơn Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2)

Đáp án A

Luyện tập Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học).

– Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.

– Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Tốc độ phản ứng.   
    • B. Cân bằng hóa học.
    • C. Phản ứng thuận nghịch.
    • D. Phản ứng một chiều.
  • Câu 2:

    Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, người ta cho đá vôi (rắn) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.

    Biện pháp nào sau đây không làm phản ứng xảy ra nhanh hơn?

    • A. Đập nhỏ đá vôi.    
    • B. Tăng nhiệt độ phản ứng.
    • C. Thêm CaCl2 vào dung dịch.      
    • D. Dùng HCl nồng độ cao hơn.
  • Câu 3:

    Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố đã làm tăng tốc độ của phản ứng này là

    • A. tăng nhiệt độ.    
    • B. tăng nồng độ.
    • C. tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.      
    • D. dùng chất xúc tác.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF