YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 20: Đòn bẩy


Người Ai Cập xưa đã dùng một dụng cụ để nâng một tảng đá lên cao khi xây dựng kim tự tháp. Đó là dụng cụ nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 20: Đòn bẩy trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của đòn bẩy

- Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

* Ví dụ:

- Dùng một thước gỗ và bút chì bố trí, ta dễ dàng nâng chồng sách lên khỏi mặt bàn với một lực nhỏ từ ngón tay.

- Thước gỗ được sử dụng là một đòn bẩy.

Hình 20.1. Một đòn bẩy đơn giản

- Cấu tạo của đòn bẩy:

+ Điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa này, còn được gọi là trục quay.

+ Trọng lượng của vật cần nâng, kí hiệu là F1, đặt vào điểm O1 của đòn bẩy.

+ Lực tác dụng, kí hiệu là F2, đặt vào điểm O2 của đòn bẩy.

1.2. Ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn

Hình 20.2. Dùng đòn bẩy để nâng vật nặng

- Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực, hoặc làm tăng, giảm lực tuỳ theo mục đích sử dụng.

Hình 20.3. Một số ứng dụng đòn bẩy thường gặp

* Ví dụ: Trong cơ thể người, hệ thống xương và cơ bắp tạo thành các loại đòn bẩy khác nhau. Xương đóng vai trò là thanh của đòn bẩy, các khớp nối của xương là điểm tựa của đòn bẩy, cơ bắp cung cấp lực cho đòn bẩy hoạt động.

Hình 20.4. Các loại đòn bẩy trong cơ thể

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Cái khuy vỏ chai nước ngọt thực chất là một:

A. mặt phẳng nghiêng

B. ròng rọc

C. đòn bẩy

D. palăng

 

Hướng dẫn giải

Cái khuy nắp chai là một ứng dụng của đòn bẩy.

Đáp án C

 

Ví dụ 2: Cân Rô béc van (cân đòn) là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào?

A. Đòn bẩy

B. Mặt phẳng nghiêng

C. Ròng rọc

D. Cả ba đều không đúng

 

Hướng dẫn giải

Cân Rô béc van (cân đòn) là ứng dụng của đòn bẩy với điểm tựa và các lực như trên hình vẽ.

Đáp án A

Luyện tập Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Dùng dụng cụ đơn giản, minh hoạ được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

– Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

– Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 20 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON