Thả một viên đất sét vào chậu nước, viên đất sét chìm. Có cách nào để viên đất sét nổi trên mặt nước hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 17: Áp suất trong chất lỏng trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự truyền áp suất của chất lỏng
- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
* Ví dụ: Trong hệ thống phanh của ô tô, người ta dùng chất lỏng là dầu (còn gọi là dầu phanh) để truyền áp suất. Khi đạp vào chân phanh, pit-tông sẽ nén chất lỏng, tạo nên áp suất truyền nguyên vẹn đến hệ thống phanh của các bánh xe, đảm bảo an toàn cho xe.
Hình 17.1. Sơ đồ nguyên lí hoạt động của hệ thống phanh ô tô
1.2. Định luật Archimedes
Nếu đưa một vật vào trong chất lỏng thì chất lỏng tác dụng lực đẩy, gọi là lực đẩy Archimedes. Lực này có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
1.3. Điều kiện về vật nổi, vật chìm
Hình 17.2. Thả quả trứng trong cốc nước a) trứng chìm trong nước; b) trứng lơ lửng trong nước muối loãng; c) trứng nổi trong nước muối đậm đặc
- Gọi FA là lực đẩy Archimedes, PV là trọng lượng của vật, DV là khối lượng riêng của vật, DO là khối lượng riêng của chất lỏng. Một vật được nhúng trong chất lỏng thì:
+ Vật nổi lên khi: FA > PV hay: DO > DV.
+ Vật chìm xuống khi: FA < PV hay: DO < DV.
+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = PV hay DO = DV.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Câu nào sau đây chỉ nói về chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
C. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng
D. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
Hướng dẫn giải
Tại một điểm trong lòng chất lỏng, áp suất tác dụng theo mọi phương và có giá trị như nhau.
Đáp án D
Ví dụ 2: Vì sao khi lặn xuống biển, người thợ lặn phải mặc một bộ “áo giáp” nặng nề?
Hướng dẫn giải
Vì khi lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây ra lên đến hàng nghìn N/m2. Cơ thể người sẽ không chịu được áp suất đó vì vậy khi lặn xuống biển người thờ lặn phải mặc bộ áp lặn nặng nề để có thể chịu được áp suất do nước biển gây ra.
Luyện tập Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Nêu được: áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng; lấy được ví dụ minh hoạ.
– Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Ác-si-mét).
3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. p = d.h.
- B. p = h/d.
- C. p = d/h.
- D. Các công thức ở đáp án A, B, C đều sai.
-
- A. Máy thủy lực cho ta lợi về đường đi.
- B. Máy thủy lực cho ta lợi về công.
- C. Máy thủy lực cho ta lợi về lực.
- D. Máy thủy lực cho ta lợi về diện tích mặt tiếp xúc.
-
- A. Tàu đang lặn sâu xuống.
- B. Tàu đang nổi lên từ từ.
- C. Tàu đang chuyển động theo phương ngang.
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!