YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 18: Áp suất trong chất khí


Một học sinh lật ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước, nước trong cốc vẫn không đổ ra ngoài. Hiện tượng này được lí giải như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 18: Áp suất trong chất khí trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển. 

- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng.

1.2. Sự tạo thành tiếng động trong tai

Hình 18.1. a) Áp suất không khí ở hai bên màng nhĩ bằng nhau;

b) Áp suất bên ngoài màng nhĩ nhỏ hơn áp suất phía trong màng nhĩ.

Khi có sự thay đổi áp suất đột ngột giữa hai bên màng nhĩ, ta nghe tiếng động trong tai.

1.3. Một số ứng dụng áp suất không khí trong đời sống

a. Giác mút

  Giác mút gồm một miếng cao su hoặc nhựa dẻo, thường được dùng làm móc treo các vật dụng trong nhà, hoạt động dựa vào tác dụng của áp suất không khí.

* Ví dụ: Khi áp mặt lõm của giác mút vào tường, không khí bên trong giác mút bị đẩy ra ngoài khiến áp suất không khí bên trong giảm. Sự chênh lệch giữa áp suất không khí ở bên ngoài và bên trong giác mút đẩy giác mút dính chặt vào tường.

Hình 18.2. a) Giác mút dùng làm móc treo vật; b) Giác mút bám chặt vào tường

b. Bình xịt

   Không khí ở áp suất cao bên trong bình đẩy lượng chất lỏng theo ống dẫn đến vòi phun, thoát ra ngoài thành các tia hoặc các hạt sương nhỏ.

Hình 18.3. Bình xịt chất lỏng

c. Tàu đệm khí

   Máy bơm nén không khí vào khoảng không gian giữa đáy tàu và mặt nước tạo nên một lớp không khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển bên trên thân tàu. Sự chênh lệch áp suất này sẽ nâng tàu lên cách mặt nước hoặc mặt đất tạo thành lớp đệm khí. Vì vậy, trong quá trình di chuyển, tàu không tiếp xúc với mặt nước hoặc mặt đất, do đó làm giảm đáng kể lực cản hay lực ma sát.

Hình 18.4. Tàu đệm khí

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Nêu một số ứng dụng của bình xịt trong cuộc sống

 

Hướng dẫn giải

Bình xịt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống trong các ngành như:

+ mỹ phẩm: xịt khoáng, nước hoa, dầu gội,…

+ y tế: thuốc xịt họng, xịt mũi, ….

+ nông nghiệp: trong hệ thống tưới nước, phun thuốc trừ sâu, …

 

Ví dụ 2: Áp suất chất khí có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Nếu có, những tác động tiêu cực nào có thể xảy ra?

 

Hướng dẫn giải

Có, áp suất chất khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một số tác động tiêu cực có thể xảy ra bao gồm:

1. Nghẹt mũi và khó thở: Nếu áp suất chất khí tăng lên đột ngột hoặc quá cao, như trong trường hợp hít phải một lượng lớn các loại khí như trong buồng lái máy bay hay khi lên các cao nguyên, có thể gây nghẹt mũi và khó thở do sự thay đổi áp suất không khí trong phế quản và mũi.

2. Barotrauma: Đây là tình trạng khi các khoang sinus (như màng nhĩ, tai ngoài) bị áp lực không khí thay đổi đột ngột, gây ra một số triệu chứng như đau tai, làm đau và phóng hơi từ tai ngoài, hoặc gây ra hỏa thiêu do phòng không khí bên trong góc mắt.

3. Căng thẳng tâm lí: Áp suất chất khí thay đổi nhanh có thể gây ra tình trạng cơ thể không thích ứng và gây cảm giác không thoải mái. Điều này có thể dẫn đến cảm giác lo lắng, căng thẳng tâm lí và khó chịu.

Luyện tập Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

– Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.

– Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON