Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 16: Áp suất trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm áp lực, áp suất
a. Tìm hiểu áp lực
Hình 16.1. Các lực tác dụng: a) lực đàn hồi; b) lực ép của quả táo lên bàn tay; c) lực ép của bàn tay
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.
b. Tìm hiểu khái niệm áp suất
Hình 16.2. Thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa áp lực và diện tích bề mặt bị ép với độ lún của cát
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bề mặt bị ép.
1.2. Đơn vị áp suất
- Các đơn vị áp suất thông dụng là N/m2 (Pa).
- Trong thực tế, còn có các đơn vị áp suất khác:
+ 1 Pa (paxcan) = 1 N/m²
+ 1 mmHg = 133,3 Pa
+ 1 Bar = 100 000 Pa
1.3. Công dụng của việc tăng, giảm áp suất
Hình 16.3. Một số tình huống cần tăng, giảm áp suất
Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Hướng dẫn giải
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Ví dụ 2: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:
A. p = 20000N/m2
B. p = 2000000N/m2
C. p = 200000N/m2
D. Là một giá trị khác
Hướng dẫn giải
Diện tích chân ghế tiếp xúc với mặt đất là:
S = 4s = 4.8.10-4 =32.10-4 m2
Áp lực :
F = P = 10.(60+4) = 640 N
Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là
\(p = \frac{F}{S} = \frac{{640}}{{{{32.10}^{ - 4}}}} = 200000N/{m^2}\)
Đáp án A
Luyện tập Bài 16 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt:
Áp suất = (Áp lực) / (Diện tích bề mặt)
– Liệt kê được một số đơn vị áp suất thông dụng.
– Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. p = 410N/m2.
- B. p = 420N/m2.
- C. p = 430N/m2.
- D. p = 450N/m2.
-
Câu 2:
Đơn vị của áp lực là:
- A. N/m2.
- B. Pa.
- C. N.
- D. N/cm2.
-
- A. 1 Pa.
- B. 2 Pa.
- C. 10 Pa.
- D. 100 000 Pa.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 16 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 16 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!