Câu hỏi mục II trang 112 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
1. Đọc thông tin trong mục II, sử dụng các cụm từ: Glucose, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen thay thế cho các dấu (?) trong các phương trình dưới đây.
2. Tại sao nói tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau?
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục II
Phương pháp giải:
- Phương trình hô hấp:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
- Phương trình tổng hợp chất hữu cơ (đồng hóa carbon):
Carbon dioxide + Nước → Glucose + Oxygen
- Quá trình tổng hợp chất hữu cơ đã tạo ra nguyên liệu cho hô hấp.
- Hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ như glucose tạo thành nước, carbon dioxide và năng lượng.
Lời giải chi tiết:
1.
2.
- Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau vì: Quá trình tổng hợp thực hiện tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản. Ngược lại, quá trình phân giải là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản như nước, carbon dioxide đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
- Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ phụ thuộc lẫn nhau vì: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ đã tạo ra chất hữu cơ (như glucose) là nguyên liệu cho quá trình phân giải. Quá trình phân giải sẽ tạo các chất đơn giản – nguyên liệu cho quá trình tổng hợp đồng thời cũng tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào trong đó có hoạt động tổng hợp.
→ Như vậy, quá trình tổng hợp và quá trình phân giải là 2 mặt của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng cho tế bào, nếu một trong 2 quá trình không xảy ra thì quá trình còn lại cũng bị ức chế.
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
-
Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra khí carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào
bởi Lan Anh 13/09/2022
Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra khí carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?
A. Chỉ có loài Y là sinh vật hiếu khí.
B. Chỉ có loài Y là sinh vật kị khí.
C. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật hiếu khí.
D. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật kị khí.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Mở đầu trang 111 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I trang 111 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Em có thể trang 112 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.1 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.2 trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.3 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.4 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.5 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.6 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.7 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.8 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 25.9 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT