Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 46 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức
-
Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 162 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trong hình trên có những năng lượng nào mà em biết?
-
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 162 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng mặt trời thì những hiện tượng nêu trên có thể diễn ra được không?
-
Trả lời Câu hỏi 1 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Quan sát và đọc phần mô tả trong Hình 46.1, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý:
- Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
- Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
Gió nhẹ làm quay chong chóng, gió mạnh làm quay cánh quạt của tua – bin gió, lốc xoáy phá hủy các công trình. Khi gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy còn kéo dài thì chong chóng, tua – bin gió còn quay, các công trình xây dựng còn bị phá hủy.
-
Trả lời Hoạt động 1 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Thổi xe đồ chơi:
Chuẩn bị: vài chiếc xe đồ chơi giống nhau và một số ống hút.
Tiến hành: thổi hơi qua ống hút để tạo ra lực đẩy đủ mạnh làm cho xe đồ chơi chuyển động (Hình 46.2).
Thảo luận:
a/ Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải làm thế nào?
b/ Từ thí nghiệm trên hãy rút ra mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật.
-
Trả lời Hoạt động 2 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.
-
Trả lời Câu hỏi 2 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ thích hợp trong khung, được đánh số thứ tự từ (1) đến (7). Ví dụ: (1) - ánh sáng
a/ Năng lượng (1)…………… của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để (2)…………. và (3)……………..
b/ (4)…………… dự trữ trong pin của điện thoại di động giúp điện thoại ghi và phát ra âm thanh, hình ảnh. (5)………… lưu trữ trong xăng, dầu cần cho hoạt động của xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông khác.
c/ Xăng, dầu và các chất đốt (than, gỗ, rác thải…) được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng (6)………., tạo ra nhiệt và (7)…………… khi bị đốt cháy.
-
Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 164 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn?
-
Giải bài 46.1 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Đánh dấu x vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dụng sau :
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
a
Một số quá trình biến đổi trong tự nhiên không nhất thiết phải cần đến năng lượng.
b
Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
c
Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực,
d
Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
-
Giải bài 46.2 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy đề xuất một ví dụ hoặc một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
-
Giải bài 46.3 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Thảo luận với bạn cùng nhóm các nội dung sau :
a) Hãy nghĩ về các hoạt động của em trong ngày hôm nay phải cần đến năng lượng. Hãy sắp xếp các hoạt động đó theo mức sử dụng năng lượng từ ít nhất đến nhiều nhất.
b) Hãy nghĩ về các cách khác nhau mà em đã sử dụng để di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong ngày hôm nay. Đối với mỗi tình huống, xác định nguồn năng lượng đã gây ra di chuyển đó.
-
Giải bài 46.4 trang 74 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2 000 kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị jun (J) thì năng lượng này nằng bao nhiêu ? Biết 1 cal ≈ 4,2 J và 1 kcal = 1000 cal.
-
Giải bài 46.5 trang 75 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Bảng năng lượng trung bình cần cho các hoạt động hằng ngày:
Hoạt động
Năng lượng dành cho hoạt động trong 1 phút (kJ)
Ngồi yên
6
Đi xe đạp
25
Chơi bóng đá
60
Bơi lội
73
a) Tại sao trong lúc ngồi yên cơ thể vẫn cần năng lượng?
b) Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?
c) Em hãy lí giải tại sao bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng.
d) Theo em, trong lúc ngủ, cơ thể chúng ta có tiêu thụ năng lượng không?
-
Giải bài 46.6 trang 75 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?