YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 40: Lực ma sát


Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em sẽ bổ sung thêm các kiến thức mới về khái niệm lực ma sát, ma sát trượt và ma sát nghỉ... và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học. Chúc các em học tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm lực ma sát

Tìm hiểu khái niệm lực ma sát

Khi ta đẩy tủ gỗ chuyển động trên mặt sàn, tay ta tác dụng vào tủ gỗ một lực đẩy và mặt sàn tác dụng lên bề mặt tủ gỗ tiếp xúc với sàn một lực làm cản trở chuyển động của tủ. Người ta gọi lực cản này là lực ma sát.

Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp như hình 40.1 và 40.2 ta có kết quả như sau:

Bề mặt tiếp xúc Độ lớn lực kéo (bằng độ lớn lực ma sát)

Bề mặt gồ ghề

3N
Bề mặt nhẵn 2N

Ta thấy, độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bể mặt tiếp xúc giữa các vật. Mặt tiếp xúc càng gồ ghề thì lực ma sát càng lớn.

→ Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

→ Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

1.2. Lực ma sát trượt

*Tìm hiểu về lực ma sát trượt

Thí nghiệm 1: Tìm hiểu lực ma sát trượt

Dụng cụ: 1 khối gỗ hình hộp; mặt bàn nằm ngang.

Tiến hành thí nghiệm:

- Đặt khối gỗ hình hộp trên mặt bàn nằm ngang;

- Dùng tay đẩy mạnh vào khối gỗ, sau đó rời tay khỏi khối gỗ. Lực ma sát xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn trong trường hợp này được gọi là lực ma sát trượt.

⇒ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

1.3. Lực ma sát nghỉ

Tìm hiểu về lực ma sát nghỉ

Thí nghiệm 2: Tìm hiểu lực ma sát nghỉ

Dụng cụ:

- 1 khối gỗ hình hộp

- 1 lực kế lò xo GHĐ 5 N

- Mặt phẳng nhẵn nằm ngang.

Tiến hành thí nghiệm:

- Đặt khối gỗ trên mặt phẳng nằm ngang;

- Móc lực kế vào khối gỗ (hình 40.4a);

- Kéo từ từ lực kế theo phương nằm ngang sao cho trên lực kế đã chỉ một lực nhưng khối gỗ vẫn nằm yên (hình 40.4b).

Quan sát và đọc số chỉ của lực kế khi khối gỗ chưa chuyển động.

Kéo khối gỗ trên mặt bàn nằm ngang

Hình 40.4. Kéo khối gỗ trên mặt bàn nằm ngang

Khi ta kéo lực kế với một lực nhỏ thì khối gỗ chưa chuyển động. Mặt phẳng ngang đã tác dụng vào khối gỗ một lực ma sát nghỉ giữ cho nó đứng yên.

⇒ Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.

1.4. Tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát

Tìm hiểu tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát

Phanh xe

Hình 40.6. Phanh xe

Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân (hình 40.5) giúp cho người có thể tiến về phía trước. Lực ma sát nghỉ lúc này có tác dụng thúc đẩy chuyển động của người đó.

Lực ma sát trượt xuất hiện khi má phanh ép sát và trượt trên vành bánh xe đạp (hình 40.6) có tác dụng làm xe chuyển động chậm dần và dừng lại. Lực ma sát trong trường hợp này có tác dụng cản trở chuyển động của vật.

Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ

Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường để xe dễ dàng chuyển động về phía trước. Bên cạnh đó, rãnh và gai lốp xe cũng giúp cho bánh xe chống lại hiện tượng trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt, trơn trượt.

Để giữ an toàn khi tham gia giao thông, chúng ta cần tăng ma sát giữa lốp xe và mặt đường bằng cách thay lốp xe theo định kì, tránh sử dụng những lốp đã mòn quá mức quy định hoặc khi đi trên những đoạn đường trơn cần giảm tốc độ.

⇒ Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật và có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.

1.5. Lực cản của không khí

Tìm hiểu về lực cản của không khí

Ngoài các lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, trong cuộc sống ta còn thường gặp lực cản giữa vật chuyển động với môi trường khí hoặc lỏng ở xung quanh.

Đua xe đạp

Hình 40.9. Đua xe đạp

Thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm 3: Tìm hiểu lực cản của không khí

Dụng cụ: Hai tờ giấy giống nhau.

Tiến hành thí nghiệm:

- Vo tròn 1 tờ giấy; 1 tờ giấy giữ nguyên.

- Thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao.

- Quan sát sự rơi của hai tờ giấy.

⇒ Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.

Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại:

a) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.

b) Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã

Hướng dẫn trả lời

a) Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đườngdính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được, Trường hợp này lực mà sát có lợi vì nhờ có nó rà xe mới di chuyển được và không bị sa lầy.

b)  Khi ta đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì khi đó lực ma sát giữa chân ta và sản nhà bị giảm do có nước dính trên sàn nhà. Trường hợp này ma sát có lợi vì nó giúp ta đi lại và tránh bị ngã.

Bài 2: Giải thích ý nghĩa của câu nói "Nước chảy đá mòn” và chỉ ra bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.

Hướng dẫn trả lời

 - Vì ma sát đo lực của dòng chảy của nước tác dụng vào đá lớn mà đá lại được hình thành do sự kết tinh nên dễ bị mòn.

Bài 3: Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.

Hướng dẫn trả lời

 - Ma sát làm mòn xích nên phải tra đầu thường xuyên để làm giảm ma sát.

Bài 4: Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu?

Hướng dẫn trả lời

 - Một học sinh đi xe đạo đến trường, lực ma sát xuất hiện ở bánh xe, tay lái, ổ trục và yên xe,

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được khái niệm về lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
  • Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.
  • Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
  • Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 40 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 40 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 172 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 172 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 172 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 1 trang 173 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập mục 1 trang 173 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 173 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập mục 2 trang 173 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 mục 3 trang 173 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập mục 3 trang 174 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 7 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 8 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 9 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 10 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 11 mục 5 trang 175 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 12 mục 5 trang 176 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Vận dụng mục 5 trang 176 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 176 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 176 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 176 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 176 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.1 trang 119 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.2 trang 119 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.3 trang 119 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.4 trang 119 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.5 trang 119 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.6 trang 119 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.7 trang 120 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.8 trang 120 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.9 trang 120 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 40.10 trang 120 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 40 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF