Nội dung bài giảng tìm hiểu về các khái niệm mới như lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng... Để nghiên cứu rõ và cụ thể hơn về các kiến thức trên, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lực
Tìm hiểu khái niệm về lực
Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
Tìm hiểu về độ lớn và hướng của lực
Để diễn tả độ mạnh, yếu của một lực, người ta dùng khái niệm độ lớn của lực.
Đơn vị đo của lực là niutơn (newton), kí hiệu N.
Các lực tác dụng vào một vật không chỉ khác nhau về độ lớn mà còn khác nhau về hướng tác dụng. Các lực có độ lớn và hướng khác nhau thì khi tác dụng lên vật sẽ gây ra những kết quả khác nhau.
1.2. Biểu diễn lực
Tìm hiểu về cách biểu diễn lực
Khi biểu diễn lực trên hình vẽ ta dùng một mũi tên.
Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:
Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).
Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy (cùng hướng với lực tác dụng).
Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.
Ví dụ, nếu ta quy ước mỗi xentimét chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với độ lớn 1 N thì khi lực có độ lớn 2 N được biểu diễn như hình 35.7a, lực có độ lớn 4N được biểu diễn như hình 35.7b.
Hình 35.7a. Lực có độ lớn 2N
Hình 35.7b. Lực có độ lớn 4 N
Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F (Force). Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định. Biểu diễn lực trên hình vẽ bằng một mũi tên.
Bài tập minh họa
Bài 1: Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm định cắm vào tường?
Hướng dẫn giải
- Búa đã tác dụng một lực đẩy vào đInh khiến đinh cắm vào tường.
Bài 2: Lựa chọn các từ sau: lực kéo, lực nén, lực đẩy và điền vào chỗ trống:
a) Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một ... làm thước nhựa bị uốn cong.
b) Để nâng tấm bê tông lên, cần cầu đã tác dụng vào tấm bê tông một...
c) Đầu tàu đã tác dụng vào toa tàu một...
d) Gió đã tác dụng vào dù của người nhảy dù một...
Hướng dẫn giải
a) lực nén. bị lực kéo.
c) lực kéo.
d) lực đẩy.
Bài 3: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ
A. không thay đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. tăng dần hoặc giảm dần,
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án: D
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
- B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
- C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
- D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.
-
Câu 2:
Khi kéo vật có khối lượng 2 kg lên theo phương thẳng đứng ta phải cần lực như thế nào?
- A. Lực ít nhất bằng 20 N
- B. Lực ít nhất bằng 2 N
- C. Lực ít nhất bằng 200 N
- D. Lực ít nhất bằng 2000 N
-
- A. Không có lực tác dụng lên nó
- B. Nó không hút Trái Đất
- C. Trái Đất không hút nó
- D. Nó chịu tác dụng của các lực cân bằng.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 35 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Mở đầu trang 157 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 157 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 157 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Luyện tập mục 1 trang 157 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 1 trang 158 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 1 trang 158 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Luyện tập mục 2 trang 158 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài Vận dụng mục 2 trang 158 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 159 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 159 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 159 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.1 trang 111 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.2 trang 111 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.3 trang 111 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.4 trang 111 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.5 trang 111 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.6 trang 111 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.7 trang 111 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 35.8 trang 112 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 35 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!