YOMEDIA

Uzumaki 247's Profile

Uzumaki 247

Uzumaki 247

03/03/2004

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 6
Điểm 25
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (7)

  • Uzumaki 247 đã trả lời trong câu hỏi: Nêu một phương án thực nghiệm xác định độ cao ngọn núi Bạch Mã ? Cách đây 5 năm

     

     

    1. Núi Bạch Mã hay Dãy Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh ... Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối, rừng,... Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. ... Sau năm 1975 khi hòa bình lập lại, chính phủ đã có nhiều dự án phát triển ...
  • Uzumaki 247 đã trả lời trong câu hỏi: Talk about a festival you like best. Cách đây 5 năm
  • Uzumaki 247 đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoan văn về vai trò của việc lắng nghe Cách đây 5 năm

    3. Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe.

    Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

    4. Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục

    Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

    5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói.

    Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

    6. Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày:

    Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

     

    Những nguyên nhân khiến kỹ năng lắng nghe của bạn chưa hiệu quả

    Im lặng:

    Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người lắng nghe hiệu quả phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

    Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự (kỹ năng sống ). Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

    Thái độ lắng nghe chưa tốt:

    Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

    Không chuẩn bị:

    Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

    Các doanh nhân nói về vai trò của kỹ năng lắng nghe:

    Ông John Browne, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn dầu khí BP: “phải biết nói ít nghe nhiều!”

    Ông Jack Welch, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn GE nói “công việc quan trọng nhất và khiến tôi bỏ nhiều thời gian nhất là lắng nghe và động viên nhân viên của mình”.

    Ông Hewitt, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn IABC chia sẻ “lắng nghe để quản lý và đổi mới”

     

    Một người nói hay không bằng một người nghe giỏi.

    Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi cả hai kỹ năng nói và biết lắng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra mã số, sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác. Vì vậy có thể xem nói là gieo, nghe là gặt. Thượng đế chỉ cho ta 1 cái miệng để nói nhưng đến tận 2 cái tai để lắng nghe.

  • Uzumaki 247 đã trả lời trong câu hỏi: Lập dàn bài cảm nhận về tác phẩm Lão Hạc Cách đây 5 năm

    I. Mở bài: giới thiệu về truyện ngắn “ Lão Hạc”
    “ Lão Hạc” là một truyền ngắn nổi tiếng của Nam Cao. tác phẩm nói về số phận cực khổ và tủi nhục của con người nghèo khổ thời xưa. Qua tác phẩm ta có thể thấy biết được số phận của các nhân vật xưa.

    II. Thân bài: thuyết minh về truyện ngắn Lão Hạc
    1. Giới thiệu tác phẩm:

    - Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đã bán con chó của mình
    - Dù túng thiếu đến báo nhiêu Lão Hạc cũng không chịu bán mãnh vườn mà ăn khoai ăn sắn để sống qua ngày.
    - Sau đó, lão đã nhờ Ông Giao giữ và ăn bã chó để tự tử
    2. Bố cụ của truyện:
    - Phần 1 : Từ đầu đến “ông giáo ạ!” : Giới thiệu sự việc và cuộc sống Lão hạc
    - Phần 2 : Tiếp đến “Binh Tư hiểu” : Sự việc bán chó và tình cảm của ông dành cho con chó của Lão Hạc.
    - Phần 3 : Còn lại : Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.
    3. Ý nghĩa truyện ngắn “ Lão hạc”:
    - Tố cáo sự tàn ác, sự đối xử với người dân của chế độ thực dân và phong kiến
    - Ca ngời sự vượt lên, chịu khó, và chịu thương cần cù của người dân thơi xưa

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc
    - Đây là câu chuyện lọt tả thân phân thật sự của người dân thời xưa
    - Chúng ta có thể thấy được cuộc sống chân thực của xã hội xưa

  • Uzumaki 247 đã trả lời trong câu hỏi: Toán lớp 8 Cách đây 5 năm

    Đặt AB a BC b CD c DA d     , , , . Áp dụng kết quả câu 4 ta có: AC BD a c    AC BD b d    Do đó: 2 AC BD a b c d       Suy ra 2 a b c d AC BD      . Xét tam giác ABC có: AC a b   . Xét tam giác ADC có: AC c d   . Do đó: 2AC a b c d     Suy ra: 2 a b c d AC     Tương tự ta có: 2 a b c d BD     Từ đó suy ra AC BD a b c d      .

  • Uzumaki 247 đã trả lời trong câu hỏi: Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Cách đây 5 năm

    Câu chuyện ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' kể về hai anh em Thành và Thủy rất yêu thương và sống rất vui vẻ với nhau. Nhưng vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Trước khi chia tay, Thủy liền lại đặt hai con búp bê gần nhau, ý muốn rằng chúng sẽ không như Thành và Thủy, phải xa rời nhau. Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

  • Uzumaki 247 đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn làm sáng tỏ nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ Cách đây 5 năm

    Trong đời sống hàng ngày, Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch. Bữa ăn của Bác rất thanh đạm, giản dị. Một mâm cơm chỉ có rau cà, dưa muối. Khi có thịt cá Bác lại mời các cô chú phục vụ ăn cùng và tiếp mọi người những miếng ngon nhất. Có nhà thơ đã viết: “Bác thường bỏ miếng thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ” là vì thế. Người còn thường xuyên tự tăng gia sản xuất bằng cách trồng trồng rau, trồng cà, nuôi gà ở nơi mình ở. Nơi ở của Bác cũng rất giản dị, mộc mạc. Người đã từ chối căn phòng rộng rãi ở Phủ Chủ tịch để dời đến căn nhà sàn đơn sơ lộng gió bốn mùa. Trong phòng, Bác chỉ dùng đến những đồ dùng tối thiểu: bàn làm việc, giường, đèn, giá sách, tủ treo quần áo. Chẳng những vậy, tuy công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác. Là Chủ tịch của một nước, Bác có quyền được sai bảo, nhờ vả nhiều người. Nhưng thực tế, Bác có rất ít người phục vụ. Và hơn thế, trong cuộc sống hàng ngày, nếu làm được việc gì Bác thường tự làm lấy mà tránh làm phiền lụy đến người khác… Chao ôi! Đời sống của Bác giản dị, thanh bạch đến phi thường. Bác thực sự là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc noi theo. Là vị Cha già kính yêu của toàn dân tộc.

Không có Điểm thưởng gần đây

ZUNIA9
 

 

AANETWORK
OFF