YOMEDIA
NONE

Tính vận tốc của nước so với bờ và cho biết nước chảy theo chiều nào?

Từ 2 bến sông A và B trên cùng 1 bờ sông, thuyền và canô đồng thời xuất phát về phía nhau. Thuyền từ A đến B với vận tốc là 2m/s (so với nước), canô từ B đến A với vận tốc là 8m/s (so với nước) khi tới A thì lập tức quay ngược lại và tới B cùng lúc với thuyền. Tính vận tốc của nước so với bờ và cho biết nước chảy theo chiều nào?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • Từ 2 bến sông A và B trên cùng 1 bờ sông,thuyền và canô đồng thời xuất phát về phía nhau,thuyền từ A đến B với vận tốc là 2m/s,canô từ B đến A với vận tốc là 8m/s,Vật lý Lớp 9,bài tập Vật lý Lớp 9,giải bài tập Vật lý Lớp 9,Vật lý,Lớp 9

      bởi Hồng Nhân 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một quả cân kim loại xác định trong không khí nặng nặng 5,62N,xác định trong nước nặng 4,91N.Hãy xác định khối lượng riêng của khối lượng ,bỏ qua sức đẩy của không khí .Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3

      bởi Mai Bảo Khánh 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(P=5,62N\)

    \(P'=4,91N\)

    \(D_n=1000kg/m^3\)

    \(D_v=?\)

    \(m=?\)

    GIẢI :

    Khi nhúng vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là :

    \(F_A=P-P'=5,62-4,91=0,71\left(N\right)\)

    Trọng lượng riêng của nước là :

    \(d_n=10.D_n=10.1000=10000\left(N/m^3\right)\)

    Thể tích của vật là :

    \(V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{0,71}{10000}=0,000071\left(m^3\right)\)

    Khối lượng riêng của vật là :

    \(d_v=\dfrac{P}{V}=\dfrac{5,62}{0,000071}\approx79155\left(N/m^3\right)\)

    Khối lượng riêng của vật là :

    \(D_v=\dfrac{d_v}{10}=\dfrac{79155}{10}=7915,5\left(kg/m^3\right)\)

    Khối lượng của vật là :

    \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{5,62}{10}=0,562\left(kg\right)\)

    Vậy....................................

      bởi Minh Tú Quang 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 4 học sinh cùng đi xe đạp điện đến trường. Chỉ có 2 mũ bảo hiểm nên 2 bạn đi xe 2 bạn còn lại đi bộ.Dọc đừơng bạn ngồi sau xuống xe tiếp tục đi bộ Xe quay lại 2 lần đón bạn 3,4.Cả 4 bạn đến trường cùng 1 lúc. Biết vận tốc xe = 5vận tốc đi bộ nơi đi cách trường 5km. Xác định vị trí xe 1 đón bạn 3 ,4

      bởi Vũ Hải Yến 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có

    \(v_1\) là vận tốc xe

    \(v_2\) là vận tốc đi bộ của các bạn

    O là vị trí xuất phát

    A,B là vị trí đón 2 bạn còn lại

    Lúc đầu bạn lái xe trở bạn thứ nhất tới vị trí C và quay lại đón bạn thứ 2 tới vị trí D gặp bạn thứ nhất rùi quay lại đón bạn còn lại tới trường cùng lúc 2 bạn kia

    lúc trở bạn thứ nhất tới vị trí C ta có:

    \(S_1\) là quãng đường bạn 1 đi được cùng xe

    \(t_1\) là thời gian đi hết quãng đường\(\Rightarrow S_1=v_1.t_1=5v_2.t_1\)

    Quãng đường hai bạn còn lại đã đi được là \(S_2=v_2.t_1\)

    Khoảng cách giữa bạn thứ nhất và hai bạn còn lại là

    \(S_3=S_2-S_1=4v_2.t_1\)

    Sau khi thả bạn 1 tai C thì bạn lái xe quay lại gặp hai bạn còn lại tại B ta có

    thời gian bạn lái xe quay lại gặp 2 bạn là \(t_2=\dfrac{S_3}{v_1+v_2}=t_1.\dfrac{2}{3}\)

    Quãng đường các bạn đi bộ đã đi là \(S_4=v_2.t_2=\dfrac{2}{3}v_2.t_1\)

    Khoảng cách giữa các bạn lúc này vẫn là \(S_3\)

    Bạn lái xe trở bạn còn lại đến D ta có

    Quãng đường mà các bạn đi bộ đã đi

    \(S_3=v_2.t_1\)

    Sau đó bạn lái xe thả bạn thứ hai tại D cùng bạn thứ nhất để quay lại đón bạn cuối tại B ta có

    Thời gian bạn lái xe quay lại B là \(t_4\)

    Ta có \(t_4=t_2=\dfrac{2}{3}t_1\)

    Quãng đường mà các bạn đi bộ dã đi :\(S_6=t_4.v_2=\dfrac{2}{3}v_2t_1\)

    Cuối bạn lái xe chở bạn còn lại đến trường với hai bạn kia trong thời gian \(t_5\)\(t_5=t_1\)

    Quãng đường 2 bạn đi bộ đã đi được là \(S_7=v_2.t_1\)

    Bây giờ ta có quãng đường bạn thứ nhất đã đi là:

    \(S=S_1+S_4+S_5+S_6+S_7=\dfrac{25}{3}v_2t_1=5\Rightarrow v_2t_1=\dfrac{3}{5}\)

    Khoảng cách OA là\(S_{OA}=S_2+S_4=\dfrac{5}{3}v_2t_1=1km\)

    Khoảng cách OB là\(S_{OB}=S_2+S_4+S_5+S_6=2S_{OA}=2km\)

      bởi Từ BI Trí Tuệ 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả cầu bằng kim loại đặc được treo vào lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 3,9 N vẫn treo vật trên lực kế nhưng nhúng chìm quả cầu vào nước thì số chỉ của lực kế 3,4 N biết trọng lượng riêng của nước 10000 N/m3

    a) tính lực đẩy acsimet vào quả cầu?

    b) tính thể tích của quả cầu?

    c) Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cầu?

      bởi hi hi 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(P=3,9N\)

    \(P_1=3,4N\)

    \(d_{nước}=10000N\)/m3

    \(F_A=?\)

    \(V=?\)

    \(d=?\)

    ------------------------------------------

    Bài làm:

    a) Lực đẩy Acsimet tác dụng vào quả cầu là:

    \(F_A=P-P_1=3,9-3,4=0,5\left(N\right)\)

    b) Thể tích của quả cầu là:

    \(F_A=d_{nước}\cdot V\Rightarrow V=\dfrac{F_A}{d_{nước}}=\dfrac{0,5}{10000}=0,00005\left(m^3\right)\)

    c) Trọng lượng riêng của chất làm quả cầu là:

    \(d=\dfrac{P}{V}=\dfrac{3,9}{0,00005}=78000N\)/m3

    Chúc bạn học tốt!

      bởi Vũ Thành Trung 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có thể nào vật vừa có nhiệt năng vừa có cơ năng không?Nếu có hãy lấy 1 ví dụ minh họa để giải thích

      bởi Nguyễn Anh Hưng 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vật nào cũng có nhiệt năng, nếu vật chuyển động thì nó có thêm động năng của vật hoặc nếu có ở độ cao so với mốc chọn trước thì nó có thế năng hấp dẫn tức là vật có cơ năng.

    Ví dụ : Ta treo một quả lắc trên một sợi dây mốc vào trần nhà.

      bởi Hack Cơ Hanh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lúc 6 giờ sáng một người đi xe gắn máy từ thành phố A về phía thành phố B ở cách A 300km, với vận tốc V1= 50km/h. Lúc 7 giờ một xe ô tô đi từ B về phía A với vận tốc V2= 75km/h.

    a/ Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km?

      bởi Nguyễn Phương Khanh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a. Gọi t là thời gian hai xe gặp nhau

    Quãng đường mà xe gắn máy đã đi là :

    S1= V1.(t - 6) = 50.(t-6)

    Quãng đường mà ô tô đã đi là :

    S2= V2.(t - 7) = 75.(t-7)

    Quãng đường tổng cộng mà hai xe đi đến gặp nhau.

    AB = S1 + S2

    => AB = 50. (t - 6) + 75. (t - 7)

    => 300 = 50t - 300 + 75t - 525

    => 125t = 1125

    => t = 9 (h)

    * S1=50. ( 9 - 6 ) = 150 km

    Vậy hai xe gặp nhau lúc 9 h và hai xe gặp nhau tại vị trí cách A: 150km và cách B: 150 km.

      bởi Le Cam Ly 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đặc điểm về lực và đường đi khi dùng ròng rọc động khi kéo vật lên cao

    nêu 3 hình thức truyền nhiệt và các đặc điểm của nó ? nêu nguyên lí truyền nhiệt

      bởi Naru to 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Khi kéo vật lên cao bằng 1 ròng rọc động sẽ được lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đường đi.

    - 3 hình thức truyền nhiệt:

    + Dẫn nhiệt: Là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, đặc biệt là kim loại.

    + Đối lưu: Là sự truyền nhiệt nhờ các dòng chất lỏng ( chất khí ). Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và khí

    + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường chân không.

    - Nguyên lí truyền nhiệt:

    + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
    + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì dừng lại.
    + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

      bởi NGÔ GIA TUẤN 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :

    Chiếu một tia sáng hẹp vào một gương phẳng. Nếu cho gương quay đi một góc a quanh một trục bất kì nằm trên mặt gương và vuông góc với tia tới thì tia phản xạ sẽ quay đi một góc bao nhiêu? Theo chiều nào?

    Câu 2 :

    Một người cao 1,65m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15cm.Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của chân trong gương?

    3 :Người ta dự định đặt bốn bóng điện tròn ở bốn góc của một trần nhà hình vuông mỗi cạnh 4m và một quạt trần ở chính giữa trần nhà. Quạt trần có sải cánh (Khoảng cách từ trục quay đến đầu cánh) là 0,8m. Biết trần nhà cao 3,2m tính từ mặt sàn. Em hãy tính toán thiết kế cách treo quạt để sao cho khi quạt quay. Không có điểm nào trên mặt sàn bị sáng loang loáng.

      bởi Nguyễn Vũ Khúc 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2 :

    Bạn tự vẽ hình nhé :

    Để mắt thấy được ảnh của chân thì mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là đoạn IK

    Xét DBBO có IK là đường trung bình nên :

    \(IK=\dfrac{BO}{2}=\dfrac{BA-OA}{2}=\dfrac{1,65-0,15}{2}=0,75m\)

      bởi le Van Tuan 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn nào giải hộ mình bài 1,2,3 vsBài tập Vật lý

      bởi Nguyễn Trà Giang 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • CÂU2:

    a) Nước nóng có nhiệt độ \(t_1\)

    Nước lạnh có nhiệt độ \(t_2\)

    Sau khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ hỗn hợp là t

    Ta có : PTCBN : \(m_1C\left(t_1-t\right)=m_2C\left(t-t_2\right)\)

    => \(\dfrac{m_1}{m_2}=\dfrac{t-t_2}{t_1-t}\)

    Theo bài ra : \(t-t_2=5\)

    \(t_1-t_2=80\Rightarrow t_1=75+t\)

    Thay vào \(\dfrac{m_1}{m_2}=\dfrac{t-t_2}{t_1-t}=\dfrac{5}{75}\)

    b) + Khi đổ thêm vào \(m_1\) nước nóng vào hỗn hợp khi cân bằng nhiệt; nhiệt độ hỗn hợp \(t'\), ta có pt cân bằng nhiệt :

    \(m_1\left(t_1-t'\right)=\left(m_1+m_2\right)\left(t'-t\right)\)\(t_1=75+t\)

    Thay vào \(m_1\left(75+t-t'\right)=\left(m_1+m_2\right)\left(t'-t\right)\)

    Rút gọn ta có \(t'-t=\dfrac{75m_1}{2m_1+m_2}\)\(\dfrac{m_1}{m_2}=\dfrac{5}{75}\)=> \(m_1=\dfrac{5m_2}{75}\)

    Thay số vào tính được : \(t'-t\approx4,412\)

    Vậy khi cân bằng nhiệt hỗn hợp đó tăng \(4,412^oC\)

      bởi Đức Nguyễn 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người nặng 60kg. đứng tren sàn nhà bằng 2 chân. biết diện tích mỗi bàn chân là 3 dm2.tính áp suất của người đó trên sàn nhà?

      bởi Thiên Mai 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi 3dm2 = 0,03m2

    Áp lực tác dụng lên sàn nhà là :

    \(F=m.10=60.10=600\left(N\right)\)

    Diện tích tác dụng của cả 2 chân là :

    \(S=S_1.2=0,03.2=0,06\left(m^2\right)\)

    Áp suất của người đó tác dụng trên sàn nhà :

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{600}{0,06}=10000\left(Pa\right)\)

      bởi Nguyên Khoa 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có trọng lượng riêng d= 4000N/m3 thả trong 1 cốc nước có trọng lượng riêng d'= 10 000N/m3 . Hỏi vật bị chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó ở trong nước

      bởi Quế Anh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Vì trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (4000<10000) nên vật sẽ nổi lên.

    Trọng lượng của vật là:

    \(P=d.V\)

    Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là:

    \(F_A=d'.V_{chìm}\)

    Khi vật nổi lên và đứng yên thì trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật, hay:

    \(P=F_A\\ \Leftrightarrow d.V=d'.V_{chìm}\)

    \(\Rightarrow\)\(\dfrac{V_{chìm}}{V}=\dfrac{d}{d'}\)

    Do đó phần trăm thể tích phần vật chìm trong nước là:

    \(\dfrac{V_{chìm}}{V}.100\%=\dfrac{d}{d'}.100\%=\dfrac{4000}{10000}.100\%=40\left(\%\right)\)

    Vậy khi thả vật vào nước vật sẽ bị chìm 40% thể tích vào nước.

      bởi Nguyễn Bá Hoàng Long 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ba vật làm bằng ba chất khác nhau sắt,nhôm,sứ cs hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau.Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật cs khác nhau không?Tại sao? giúp mik nha mn!

      bởi Vũ Hải Yến 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có :

    Thể tích của 3 vật là : V

    Trọng lượng riêng của nước là: \(d_n=10000N\)/m3

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên :

    Sắt : \(F_{A1}=d_n.V=10000.V\)

    Nhôm : \(F_{A2}=d_n.V=10000.V\)

    Sứ: \(F_{A3}=d_n.V=10000.V\)

    => \(F_{A1}=F_{A2}=F_{A3}\)

    Vậy lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào 3 vật là như nhau

      bởi Lê Trần Nhật 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Haizzzzzzz Lý dạo này chả có câu nào nên mk đnagư để quẩy nhá mong đưng nhuwlaanf trướ một mk mk ngồi nuốt giấy.

    Một đường vòng tròn bán kính R gồm hai nửa đường bằng nhau AmB và AnB(hình vẽ ở dưới nhá). Có hai chất điểm xuất phát đông thời từ A và xuất phát ngược nhau. Hỏi sau bao lâu chúng sẽ gặp nhau. Biết vận tóc của chuyển động trên nửa AmB là v1, trên nửa anV là v2.

    A m n B

    đề chắc ko làm khó m nên cứ tthong thả nhé :D

    P/S chúc mn và sư phụ giải dui dẻ :D

      bởi Bảo Lộc 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Xin ,ấy bác đưng ném dá em xin phát biểu:

    lafd đề em đnagư mục đích để tim cách giải khác hay hơn từ mấy bác.

    Thứu hai là em thấy trên hoc24 chưa có đề như thế này (có r nhưng hưa đc giải kỉ) nên đnăg lại mục đích bổ xung câu hỏi. Mạng có nhưng hoc24 ko có vậy thui

      bởi nguyen tuyet 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu .. N ? Biết drượu= 8000N/m3 , dđồng= 89000N/m3

      bởi Tieu Dong 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có:

    Thể tích quả cầu là:

    \(V=\dfrac{P}{d}=\dfrac{4,45}{89000}=0.00005\left(m^3\right)\)

    Lực đây Ác si mét đã tác dụng lên vật là:

    \(F_A=d.V=8000.0,00005=0,4\left(N\right)\)

    Do đó nếu nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ:

    \(P-F_A=4,45-0,4=4,05\left(N\right)\)

    Vậy.............

      bởi Tuấn Tiền Tấn 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn Bào đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 6km hết 30 phút. Tốc độ trung bình của bạn Bảo là bao nhiêu?

      bởi thu phương 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ta có : 30 phút = 0.5 giờ

    vận tốc trung bình của bạn đó đi đến trường là:

    Vtb = s/t= 6/0.5 = 12 (km/h)

    chỉ có vậy thôi tại vì công thức chính tính vận tốc tb là Vtb =s/t

    còn nhìu số liệu thì Vtb =s/t=s1+s2....../t1+t2......

      bởi Người thích Cười 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một học sinh cho rằng dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy đúng hay sai?Vì sao?

    Giúp mmk với mk đang cần gắp,cảm ơn nhiều.

      bởi Bo Bo 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kết luận đó đúng. Vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Mà ta biết, các hạt phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn về mọi phía ⇒ Các hạt phân tử luôn có động năng. Vì vậy vật luôn có nhiệt năng.

      bởi Nguyễn Thu Hằng 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người dự định đi bộ, 1 quãng đường với vận tốc 5km/h. Nhưng đi đúng nửa quãng đườg thì đc bạn chở đi tiếp với vận tốc 15km/h. Do đó đến nơi sớm hơn dự định 20p. Hỏi nếu đi bộ hết toàn bộ quãng đường thì mất thời gian bao lâu

      bởi Lê Trung Phuong 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho:

    \(v:5km\)/\(h\)

    v':15km/h

    t':20'=1/3h

    t:?

    Gải

    Gọi chiều dài nửa quảng đường là \(s_1\) (km).

    Gọi t' là thời gian đi hết quãng đường theo dự định.

    Gọi t" là thời gian đi hết quãng đường trên thực tế.

    Thời gian đi hết quãng đường theo dự định là:

    \(t'=\dfrac{2s_1}{v}=\dfrac{2s_1}{v'}\)

    Thời gian đi hết quãng đường trên thực tế là:

    \(t"=t_1+t_2=\dfrac{s_1}{v}+\dfrac{s_1}{v'}=\dfrac{s_1}{5}+\dfrac{s_1}{15}\)

    Theo đề bài thời gian thực tế đến sớm hơn thời gian dự định là 20'\(\left(=\dfrac{1}{3}h\right)\), ta có phương trình:

    \(\dfrac{s_1}{5}+\dfrac{s_1}{15}=\dfrac{2s_1}{5}-\dfrac{1}{3}\)

    Giải phương trình:

    \(\dfrac{s_1}{5}+\dfrac{s_1}{15}=\dfrac{2s_1}{5}-\dfrac{1}{3}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{15s_1}{75}+\dfrac{5s_1}{75}=\dfrac{30s_1}{75}-\dfrac{25}{75}\)

    \(\Leftrightarrow15s_1+5s_1=30s_s-25\)

    \(\Leftrightarrow20s_1=30s_1-25\)

    \(\Leftrightarrow20s_1-30s_1=-25\)

    \(\Leftrightarrow-10s_1=-25\)

    \(\Leftrightarrow s_1=2,5\)

    Thời gian để đi hết quảng đường là:

    \(t=\dfrac{2s_1}{v}=\dfrac{5}{5}=1\left(h\right)\)

    Vậy thời gian để đi hết quãng đường là 1h.

    Chúc bạn học tốt, mình giải theo cách của một bạn làm bài gần giống với bài này, chắc là đúng á! :))

      bởi Lê Lộc Nguyên 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 5. Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất ? Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Phát biểu nguyên tắc bình thông nhau ?

      bởi A La 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Áp suất là gì ?

    Áp suất là áp lực tác dụng lên mặt bị ép.

    Viết công thức tính áp suất ?

    Công thức tính áp suất là: p = \(\dfrac{F}{S}\) trong đó p là áp suất(Pa).

    F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép(N).

    s là diện tích mặt bị ép(m2).

    Viết công thức tính áp suất chất lỏng?

    Công thức tính áp suất chất lỏng là: p = d.h trong đó p là áp suất chất lỏng(Pa).

    d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3).

    h là chiều cao của cột chất lỏng(m).

    Phát biểu nguyên tắc bình thông nhau ?

    Nguyên tắc bình thông nhau là: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh khác nhau luôn luôn ở cùng một độ cao.

      bởi Khánh Bảo 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF