YOMEDIA
NONE

Tính khối lượng các chất thành phần trong thỏi hợp kim ?

Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 100g, đang chứa 400g nước nhiệt độ 10'C. Thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim thành phần nhôm và thiếc khối lượng 120g, nhiệt độ 120'C. Sau khi cân bằng hệ thống có nhiệt độ 14'C. Tính khối lượng các chất thành phần trong thỏi hợp kim. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước, thiếc là 900J/kg.K, 4200J/kg.K, 230J/kg.K

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (33)

  • m1 = 100g = 0,1kg ; c1 = 900J/g.K ; t1 = 10oC

    m2 = 400g = 0,4kg ; c2 = 4200J/kg.K

    m = 200g = 0,2kg ; c3 = 230Jkg.K ;

    Gọi khối lượng phần nhôm và phần thiếc trong thỏi hợp kim là mn và mt. Ta có:

    \(m_n+m_t=m\Rightarrow m_t=m-m_n\left(1\right)\)

    Nhiệt lượng do thỏi hợp kim tỏa ra khi hị nhiệt từ t2 = 120oC xuống t3 = 14oC là:

    \(Q_{tỏa}=\left(m_n.c_1+m_t.c_3\right)\left(t_2-t_3\right)\\ =\left(900m_n+230m_t\right)\left(120-14\right)=10600\left(9m_n+2,3m_t\right)\)

    Nhiệt lượng mà nước và nhiệt lượng kế nhôm thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 = 10oC đến t3 = 14oC là:

    \(Q_{thu}=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_3-t_1\right)=\left(0,1.880+0,4.4200\right)\left(14-10\right)=7072\left(J\right)\)

    Thep phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow10600\left(9m_n+2,3m_t\right)=7072\\ \Rightarrow9m_n+2,3m_t=\dfrac{7072}{10600}\left(2\right)\)

    Thay (1) vào (2):

    \(9\left(m-m_t\right)+2,3m_t=\dfrac{7072}{10600}\\ \Rightarrow9m-9m_t+2,3m_t=\dfrac{7072}{10600}\\ \Rightarrow9m-m_t\left(2,3-9\right)=\dfrac{7072}{10600}\\ \Rightarrow-m_t=\dfrac{\dfrac{7070}{10600}-9.0,2}{2,3-9}\\ \Rightarrow m_t\approx0,16908\left(g\right)\\ \Rightarrow m_n=0,03092\left(g\right)\)

    Phần nhôm có khối lượng 30,92kg phần thiếc có khối lượng 169,08kg.

      bởi Tuyến Trần 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • có 1 câu em chưa giải được ạ, là về nhiệt

    mọi người giúp em vs nhé

    bỏ 400g nước đá ở 0 độ C vào 1 cái ca đựng 1l nước ở 50 độ C. Tính nhiệt độ cuối cùng của ca nước biết: nhiệt lượng hao phí là 25%. Cho biết:

    Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4*10^5 J/kg

    Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgk

      bởi Sasu ka 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 400g = 0,4kg ; t1 = 0oC

    V2 = 1l \(\Rightarrow\) m2 = 1kg ; t2 = 50oC

    c = 4200J/kg.K ; \(\lambda\) = 3,4.105J/kg

    Qhp = 20%Qtỏa

    Nhiệt học lớp 8

    t = ?

    Giải

    Nhiệt lượng m1(kg) nước đá cần thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở t1 = 0oC là:

    \(Q_{thu}=m_1.\lambda=0,4.3,4.10^5=136000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước trong ca tỏa ra nếu hạ nhiệt độ từ t2 = 50oC xuống t1 = 0oC là:

    \(Q_{tỏa1}=m_2.c\left(t_2-t_1\right)=1.4200.50=210000\left(J\right)\)

    Với Qhp = 20%Qtỏa thì nhiệt lượng thực sự truyền cho nước đá là:

    \(Q_{tỏa}=Q_{tỏa1}-20\%Q_{tỏa}=210000-0,2.210000=168000\left(J\right)\)

    Ta thấy Qthu < Qtỏa nên nước đá đã nóng chảy hết và tăng nhiệt độ dần.

    Nhiệt lượng m1(kg) nước cần thu vào khi tăng nhiệt độ từ t1 = 0oC lên nhiệt độ cân bằng t là:

    \(Q_{thu1}=m_1.c\left(t-t_1\right)=0,4.4200t=1680t\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{thu1}=Q_{tỏa}-Q_{thu}\\ \Leftrightarrow1680t=168000-136000\\ \Leftrightarrow t\approx19,05\left(^oC\right)\)

      bởi đào lệ thu thu 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 0.2kg đã dc đun nóng tới 100 độ Cvaof 1 cốc nuoc ở 20 độ c .sau 1 thời gian nhiệt độ của quả cầu và nhiệt độ của nước ddeu la 27 độ c. coi nhu chỉ có 1 quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau.biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k của nước la 4200J/kg.k. tính nhiệt lượng do quả cầu thả ra và khối lượng nước trong coc là bao nhieu

      bởi Lê Bảo An 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1=0,2kg t1=100oC c1=880J/kg.K

    t2=20oC c2=4200J/kg.K

    t=27oC

    ----------------------------------------------------

    Qtỏa= ...? m2=....?

    Giải

    -Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra: Qtỏa = m1.c1.(t1 - t) = 0,2 . 880 . (100 - 27) = 12848 J

    -Ta có: Qthu= Qtỏa \(\Rightarrow\) m2.c2.(t - t2 ) = 12848

    \(\Rightarrow\) m2=\(\dfrac{12848}{c_2\left(t-t_2\right)}=\dfrac{12848}{4200.\left(27-20\right)}\approx0,44kg\)

    Vậy khối lượng nước trong cốc là 0,44kg

      bởi Nguyễn Phước 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật làm bằng kim loại có khối lượng m=5kg. Khi hấp thu 1 nhiệt lượng 58500J thì nhiệt độ của vật tăng lên thêm 30 độ C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại làm vật đó

      bởi Lê Viết Khánh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • áp dụng công thức: Q= cm(t2 -t1) ta có:

    c = Q/ m(t2 -t1) = 58500/5.30 = 390j/kg.độ

    nhiệt dung riêng của kim loại đó là 390j/kg.độ

    ( kim loại đó là Zn- kẽm)

      bởi Trần Huỳnh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 bình cách nhiệt chứa 5 lít nước ở 40 độ c; thả đồng thời vào đó 1 khối nhôm nặng 3kg đang ở 10 độ c.tính nhiệt độ cân bằng .cho nhiệt dung riêng của nước,nhôm,đồng lần lượt là 4200 J/kg.K;880 J/kg.K;380 J/kg.K

      bởi bach dang 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hình như đề thiếu bác ơi, thiếu đồng 50 kg ở nhiệt độ 100 hay sao ý

      bởi Đặng Huyền 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trộn 5 lít nước ở 10 C và 5 lít nước ở 30 C vào một nhiệt lượng kế thì có được 10 lít nước có nhiệt độ là bao nhiêu ? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

    AI BIẾT GIÚP MIH VỚI NHÉ #dfsa,Nhật Linh,Me Mo Mi,Phan Thùy Linh,Hậu Trần Công...

      bởi Xuan Xuan 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    V1= 5 lít => m1= 5kg

    V2= 5 lít => m2= 5kg

    C= 4200 J/kg.K

    t1= 10°C

    t2= 30°C

    --------------------

    Nhiệt lượng của nước ở 10°C thu vào là:

    Q1= m1*C*(t-t1)= 5*4200*(t-10)

    Nhiệt lượng của nước ở 30°C tỏa ra là:

    Q2= m2*C*(t2-t)= 5*4200*(30-t)

    * Theo bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    <=> 5*4200*(t-10)= 5*4200*(30-t)

    => t= 20°C

    =>> Vậy khi chộn 2 loại nước trên với nhau ta được 10 lít nước ở nhiệt độ 20°C

      bởi Nguyễn Thị Anh Thư 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a. Tại sao khói bốc lên cao?

    b. Để một ngọn lửa cháy, không khí phải cung cấp ôxi liên tục. Nếu vậy, sau một thời gian ngắn, lớp không khí bao quanh ngọn nên mất dần oxi và ngọn nến sẽ tắt. Thế nhưng tại sao ngọn nến cháy liên tục?

    c. Bạn thử phỏng đoán nơi có không khí nhưng không có trọng lượng (như trong khoang tàu vũ trụ) thì ngọn lửa có chạy liên tục được không?

    AI BIẾT GIÚP MÌH VS NHÉ Nhật Linh,dfsa,Hậu Trần Công,Me Mo Mi, Phan Thùy Linh...

      bởi Lê Minh Hải 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a. Vì khói nhẹ hơn không khí

    câu hỏi này là ở môn hóa học mà

      bởi Nguyễn Thái Bảo 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 200g ở 20oC vào 0,5 lít nước ở 20oC. Nhiệt độ khi cân bằng là bn? Cho NDR của đồng là 380J/kg.K của nước là 4200J/kg.K

      bởi bach dang 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Không cần giải cũng biết sẵn kết quả là 20oC

    Có thể bạn chưa đọc kỹ đề hoặc viết đề sai: một quả đồng có khối lượng 200g ở 20oC thả vào 0.5 lit nước ở 20oC như vậy thì đâu có cân bằng nhiệt hay truyền nhiệt gì đâu. Nhiệt độ cuối vẫn là 20oC

      bởi Kiiu'ss Phương 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vật nặng bằng kim loại có khối lượng 2 kg ở 20oC, khi cung cấp 1 nhiệt lượng khoảng 105 kJ, thì nhiệt độ của nó tăng lên bao nhiêu 60oC. Tính nhiệt chung riêng của kim loại, kim loại đó tên là gì?

      bởi Phạm Khánh Linh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m=2kg;t_1=20^oC;\\ Q=105kJ=105000;\Delta t=60^oC\)

    Ta có:

    \(Q=m.c.\Delta t\\ \Rightarrow c=\dfrac{Q}{m.\Delta t}=\dfrac{105000}{2.60}=875(J|kg.K)\)

    Ta thấy nhiệt dung riêng của kim loại gần với nhôm nhất (880J/kg.K) nên kết luận kim loại đó là nhôm.

      bởi Phước Ánh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cần phải trộn bao nhiêu lít nước sôi vào 3kg nước ở 20oC để được nước ấm ở 40oC?

      bởi Phan Quân 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_2=3\left(kg\right)\\ t_1=100^oC\\ t_2=20^oC\\ t=40^oC\\ c=4200\dfrac{J}{kg}.K\\ ----------------\\ V_1=?\left(l\right)\)

    ____________________________________________

    Giaỉ:

    Theo PT cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ < =>m_1.c.\left(t_1-t\right)=m_2.c\left(t-t_2\right)\\ < =>m_1.4200.\left(100-40\right)=3.4200\left(40-20\right)\\ < =>252000m_1=252000\\ =>m_1=\dfrac{252000}{252000}=1\left(kg\right)\)

    => V1= 1(l)

      bởi Ngọc Minnh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổ 3,5kg nước đang sôi vào 5kg nước ở 25°C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của nước khi có cân bằng nhiệt? Bỏ qua nhiệt tỏa ra môi trường bên ngoài

      bởi Nguyễn Anh Hưng 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_1=3,5\left(kg\right)\\ m_2=5\left(kg\right)\\ t_1=100^0C\\ t_2=25^0C\\ t=?\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_1=Q_2\Rightarrow m_1\cdot c\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Rightarrow m_1\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow3,5\left(100-t\right)=5\cdot\left(t-25\right)\\ \Rightarrow350-3,5t=5t-125\\ \Leftrightarrow350+125=5t+3,5t\\ \Rightarrow475=8,5t\Rightarrow t=\dfrac{475}{8,5}\approx56^0C\)

    Vậy nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 56 độ C

      bởi Nguyễn Quốc Thái 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt độ của tấm đồng cao hơn nhiệt độ của tấm sắt. So sánh nhiệt năng của 2 tấm đó. Giải thích.

    A. Nhiệt năng của tấm đồng lớn hơn
    B. Nhiệt năng của tấm đồng nhỏ hơn

    C. Nhiệt năng của 2 tấm bằng nhau

    D. Không so sánh được

      bởi Thu Hang 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tấm đồng có nhiệt độ cao hơn miếng sắt \(\Rightarrow\)các phân tử nguyên tử đồng chuyển động nhanh hơn các nguyên tử phần tử sắt \(\Leftrightarrow\)động năng của các nguyên tử phân tử đồng lớn hơn động năng của các nguyên tử phân tử sắt \(\Rightarrow\)nhiệt năng của miếng đồng lớn hơn nhiệt năng của miếng sắt.

    Đáp án: A. Nhiệt năng của tấm đồng lớn hơn

      bởi Trần Tuyết Nhi 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì 300g được nung nóng tới 100oC vào 0,25 lít nước ở 58,5oC làm cho nước nóng lên đến 60oC

    a) Tính nhiệt lượng mà nước thu được

    b) Tính nhiệt dung riêng của chì

    c) Tại sao kết quả tính chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của một số chất

      bởi can chu 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_{chì}=300\left(g\right)=0,3\left(kg\right)\\ V_{nước}=0,25\left(l\right)=>m_{nước}=0,25\left(kg\right)\\ t^o_1=100^oC\\ t_2^o=58,5^oC\\ t^o=60^oC\\ -------------------------\\ a,Q_{thu}=?\left(J\right)\\ b,c_{chì}=?\left(\dfrac{J}{kg}.K\right)\)

    ___________________________________________________

    Giaỉ:

    a) Nhiệt lượng mà nước thu được:

    \(Q_{thu}=m_{nước}.c_{nước}.\left(t^o-t_2^o\right)=0,25.4200.\left(60-58,5\right)=1575\left(J\right)\)

    b) Theo Phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ < =>m_{chì}.c_{chì}.\left(t_1^o-t^o\right)=1575\\ < =>0,3.c_{chì}.\left(100-60\right)=1575\\ =>c_{chì}=\dfrac{1575}{0,3.\left(100-60\right)}=\dfrac{1575}{12}=131,25\left(\dfrac{J}{kg}.K\right)\)

    c) So sánh với bảng giá trị ghi bảng nhiệt dung riêng của một số chất, kết quả có khác là do còn có phần nhiệt lượng hao phí, sẽ ảnh huơg đến kết quả đo nhiệt dung riêng.

      bởi Phạm Thị Hồng Tuyết 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả cầu nhôm ở nhiệt dộ 100 oC thả vào cốc nước, nước có khối lượng 0.47 kg ở 20 oC> Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 25oC. Tính khối lượng của quả cầu. Bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và môi trường xung quanh

      bởi Huong Duong 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • *Tóm tắt:

    t1 = 1000C

    c1 = 880J/ kg. K

    t2 = 200C

    c2 = 4200 J/ kg. k

    m2=0,47(kg)

    t = 250C

    m Al = ?

    - Nhiệt lượng của quả cầu nhôm toả ra để nước hạ nhiệt độ từ 1000C - 250C:

    Q1 = m1c1(t1 - t)

    - Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng từ 200C - 250C:

    Q2 = m2c2(t - t2)

    - Nhiệt lượng của quả nhôm toả ra đúng bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q toả ra = Q thu vào

    <=> m1.c1.(t1 - t)= m2.c2.(t - t2)

    <=> m1 = m2.c2.(t - t2) : c1.(t1 - t)

    = [0,47.4200.(25-20)] : [880.(100-25)]

    = 9870 : 66000 = 0,15(kg)

    Vậy khối lượng của quả cầu nhôm khi bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và môi trường xung quanh là 0,15kg

      bởi Trần Bảo Nam 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mấy bn ơi có bit thì giải dùm mk bài này nha ^^

    1 máy kéo có hiệu suất 80%, trong thời gian 30 giây kéo 1 vật có khối lượng 120 kg lên cao 15m. Tính công suất của máy kéo đó.

      bởi Lê Trung Phuong 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    H = 80% = 0,8

    t = 30 giây

    m = 120 kg => P (trọng lực) = 1200 N

    h = 15 m

    P(công suất) =?

    Giải

    Công của máy kéo đó là :

    A = F . S = P(trọng lực) . h = 1200 . 15 = 18000 (J)

    Công suất của máy kéo đó là :

    \(P_{\left(toàn\right)phần}=\dfrac{A}{t}=\dfrac{18000}{30}=600\left(W\right)\)

    Mà công suất thực của máy có hiệu suất 80% nên :

    \(P_{thực}=0,8.P_{\left(toàn\right)phần}=0,8.600=480\left(W\right)\)

    Đáp số:....

      bởi Nguyen Lâm Oanh 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả 2kg nước đá ở -10 độ C vào một nhiệt lượng kế đựng 2,4 kg nước ở 60 độ C . Bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 200g và nhiệt dung riêng là 880Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kh.độ

    a) Nước đá có tan hết không ?

    b) tính nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế ?

      bởi Lê Trung Phuong 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 2kg ; t1 = -10oC

    c1 = 2000J/kg.K

    \(\lambda\) = 340000J/kg

    m2 = 2,4kg ; t2 = 60oC

    c2 = 4200J/kg.K

    m3 = 200g = 0,2kg

    c3 = 880J/kg.K

    Nhiệt học lớp 8

    b) t = ?

    Giải

    a) Nhiệt lượng nước đá cần thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 = -10oC lên nhiệt độ nóng chảy 0oC là:

    \(Q_1=m_1.c_1\left(0-t_1\right)=2.2000.10=40000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước đá cần thu vào để nóng chảy hoàn toàn thành nước lỏng ở 0oC là:

    \(Q_2=m_1.\lambda=2.340000=680000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nhiệt lượng kế và nước trong đó tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 60oC xuống 0oC là:

    \(Q_3=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t_2-0\right)=\left(2,4.4200+0,2.880\right)60=615360\left(J\right)\)

    Ta thấy \(Q_1+Q_2>Q_3\) nên nhiệt lượng nhiệt lượng kế và nước trong đó tỏa ra không đủ để làm nước đá nóng chảy hoàn toàn nên nước đá chưa tan hết.

    b) Tuy nhiệt lượng nhiệt lượng kế và nước trong đó tỏa ra không đủ để làm nước đá nóng chảy hoàn nhưng đủ để làm nước đá nóng đến 0oC (do Q1 < Q3) nên nhiệt độ cân bằng hay nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế là 0oC.

      bởi Nguyễn Huỳnh Giao 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mẹ bạn Lan khuyên rằng: Khi nấu canh nên bỏ gia vị (muối, đường, bột nêm,...) vào canh khi canh còn đang nóng (sôi trên bếp). Lời khuyên này xuất phát từ cơ sở vật lý nào? Vì sao?

      bởi May May 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu hỏi này thực sự rất hay và thực tế!

    Trả lời:

    Như chúng ta đã biết, nước canh cũng như các gia vị nấu canh đều là những chất có cấu tạo từ những hạt nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé. Mà các hạt phân tử gia vị và phân tử nước có khoảng cách, vì nhiệt độ cao nên sự chuyển động của các phân tử càng nhanh làm các phân tử và đập vào nhau, lúc đó đã xen vào các khoảng cách, khiến cho nước canh vừa có màu sắc đẹp vừa có vị ngọt, mặn, cay, chua của gia vị. Vậy lời khuyên này xuất phát từ tính chất của phân tử, nguyên tử.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!

      bởi Lê Thị Mỹ Lợi 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON