YOMEDIA
NONE

Tính công để đưa vật lên xe và lực của người công nhân ?

1. Một công nhân kéo vật có khối lượng 40kg lên 1 mặt phẳng nghiêng của xe ôtô cao 1,5m. Tính công để đưa vật lên xe và lực của người công nhân đó. Biết mặt phẳng nghiêng dài 3m.

2. Chuyển động nhiệt là gì ? Vì sao khi bỏ đường vào cốc nước 1 thời gian ta nếm nước có vị ngọt. Nếu tăng nhiệt độ của nước thì đường có tan nhanh hay ko? Vì sao?

3. Nhiệt năng là gì? Cách làm thay đổi nhiệt năng. Lấy ví dụ.

4. Để đưa vật lên cao 4m bằng ròng rọc động. Người ta dùng lực là bao nhiêu, tính công lúc này. Biết vật nặng 60kg.

5. Cơ năng là gì? Lấy ví dụ vật vừa có cơ năng, vừa có thế năng .

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (39)

  • câu 4:

    h=4m

    m= 60 kg

    ________________________

    F= ? (N)

    A= ? (J)

    Giải:

    Trọng lượng của vật là

    P= 10.m= 10.60= 600 (N)

    Vì kéo vật bằng ròng rọc nên lực kéo bằng 1 nữa trọng lượng vật:

    \(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{600}{2}=300\left(N\right)\)

    Công thực hiện là:

    A=P.h= 300 . 4= 1200 (J)

    Vậy:.............................

      bởi Le huynh an An 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1 ) Tại sao khi thả một cục đường vào nước rồi khuấy lên, đường tam vào nước ?

    2) Tại sao khi muối dưa, cà...ta thường dùng nước nóng ?

    3) Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh ?

    4) Tại sao vào mùa lạnh sờ vào miếng đồng, ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ?

    5) Tại sao về mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh. Còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh ?

      bởi Nguyễn Lê Tín 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trả lời

    4) Các kim loại dẫn nhiệt rất tốt nên đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ.Vào mùa lạnh khi đặt tay vào miếng gỗ mới đầu ta thấy nó lạnh nhưng sau thì thấy ấm vì gỗ dẫn nhiệt kém.Còn khi chạm vào miếng đồng ta thấy lạnh vì nhiệt của tay ta khi chạm vào miếng đồng phân tán rất nhanh.Nhiệt độ của đồng thấp hơn nhiệt độ của tay ta và ta cảm thấy lạnh.

    1) Đường tan vào nước là do khi ta khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước,cũng như vậy các phân tử nước xen vào các phân tử đường.

      bởi Nguyễn Thanh Hậu Hậu 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nhiệt lượng là gì? Nêu 3 hình thức truyền nhiệt và đặc điểm của nó?
    2. Nhiệt lượng vật thu vào (hay tỏa ra) phụ thuộc vào những yếu tố vào? Viết công thức tính nhiệt lượng, nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng?
    3. Nêu nguyên lí truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt?

      bởi Bi do 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    - Các hình thức truyền nhiệt:

    + Dẫn nhiệt

    + Đối lưu

    + Bức xạ nhiệt

    2.

    • Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố:

    – Khối lượng của vật -> Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

    – Độ tăng nhiệt độ của vật ->Độ tăng nhiệt càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

    – Chất cấu tạo nên vật

    *

    Công thức tính nhiệt lượng:

    Q = m . c . ∆t

    Trong đó: Q là nhiệt lượng (J),

    m là khối lượng của vật (kg),

    ∆t là độ tăng nhiệt của vật (oC hoặc K),

    c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

    3.

    Phương trình cân bằng nhiệt

    Q thu = Q toả
    Q thu là tổng nhiệt lượng của các vật thu vào.
    Q tỏa là tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra.

    p/s: internet

      bởi Nguyễn Đình Toản 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình đựng nước làm bằng kim loại, phía ngoài luôn luôn được phủ bởi chiếc khăn ướt . Chiếc bình đk treo có gió mạnh . Sau 1 thời gian thì nước trong bình nóng đi hay lạnh đi . Khi đó nhiệt năng tăng hay giảm? Phần nhiệt năng được gọi là nhiệt lượng không?
    Vật A có khối lượng > vật B nhưng nhiệt độ Vật A < vật B gọi Va , Vb là vận tốc chuyển động của các phân tử vật A vật B
    Hãy so sánh Va và Vb ? Tại sao

      bởi bach hao 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • sau một thời gian thì nc trong bình lạnh đi

    khi đo hiệt năng giảm

    phần nhiệt năng không được gọi là nhiệt lượng vì nhiệt lượng là phần nhiệt nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiêt

      bởi Nhật Ánh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Một nồi nhôm có khối lượng 0,5 kg đựng 5 lít nước ở nhiệt độ 20° C , nhiệt lượng cần đun sôi 5 lít nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/ kg. độ, của nước là 4200 J/kg. Độ :

    A. 2500000J C. 1715200J

    B. 250000J. D. 171520J

    2) Người ta cung cấp cho 5 kg kim loại ở 20°C một nhiệt lượng 57kj thì khối kim loại này nóng lên đến 50°C. kim loại đó là gì??

    3) hai quả cầu cùng thể tích 1 = đồng 1 = chì được cung cấp nhiệt lượng như nhau .sau đó lần lượt bỏ chúng vào cốc nước lạnh Hỏi nhiệt độ của nước ở trường hợp nào tăng nhiều hơn? Biết Dc = 11300kg/m3, Dđ= 8900kg/m3, Cc = 130 j/kg. độ, Cđ = 380j /kg . k

    4) nhiệt lượng cần truyền cho 2 lít nước ( nhiệt ddung riêng 4200J/kg. Độ) ở 20°C sôi là ?

    Giải giúp mình với , mình cần gấp

      bởi can chu 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :

    \(m_1=0,5kg\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(V_2=5l\rightarrow m_2=5kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(t_2=20^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(Q=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng nồi nhôm tỏa ra là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_1-t_2\right)=0,5.880.\left(100-20\right)=35200\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thua vào là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\left(t_1-t_2\right)=5.4200.\left(100-20\right)=1680000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần thiết là :

    \(Q=Q_1+Q_2=35200+1680000=1715200\left(J\right)\)

    => Chọn đáp án : C.

      bởi Hoàng Nguyễn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1)một xe máy chuyển động đều. Lực kéo của động cơ xe là 1500 N.Trong thời gian 10 giây , xe đi được quãng đường 5km.Tính vận tốc chuyển động của xe và công suất của xe

    2)Một máy kéo có hiệu suất là 80%, trong thời gian 20 giây , nâng 1 vật có khối lượng 50 kg lên cao 10 m. Tính công suất của máy kéo

      bởi hành thư 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1:

    tóm tắt:

    P= 1500 N

    t= 10 giây

    s= 5 km

    ______________________

    v= ? m/s

    Hỏi đáp Vật lý= ? (W)

    Giải:

    Đổi 5km= 5000m

    Vận tốc chuyển động của xe là:

    \(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{5000}{10}=500\)( m/s)

    Công của xe là:

    A= F. s= 1500 . 500= 750 000 (J)

    Công suất của xe là:

    Hỏi đáp Vật lý= \(\dfrac{A}{t}=\dfrac{750000}{10}=75000\left(W\right)\)

    Vậy:.......................

      bởi Phuong Tranng 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • T​hả một quả cầu = Al có m=1050 g được nung nóng tới 142^0C vào 1 chậu nước ở 20^0C thì nước nóng lên tới 42^0C . a) Nhiệt năng của quả cầu và nước thay đổi ntn . b) Nhiệt độ của quả cầu là bn khi có cân bằng nhiệt . c) Tính Q tỏa ra của quả cầu Al .d) Lượg nước ban đầu có trog chậu là bn lít . Biết nhiệt dung riêng của quả cầu và nước lần lượt là 880. J/kg.K và 4200J/kg.K

      bởi Tay Thu 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt năng

      bởi Hoàng Thị Thùy Dương 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1

    Một máy họat động với công suất 1600W nâng đều một vật lên cao 6m trong 10 giây với hiệu suất máy 75%

    a. Tính công thực hiện

    b. Tính trọng lượng vật

    Bài 2

    Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m để đưa một vật khối lượng 50kg lên cao 0,8m

    a.Tính công có ích và tính lực kéo vật khi bỏ qua ma sát

    b. Thực tế do có ma sát nên người này phải kéo vật lên với lực kéo 120N . Tính công thực hiện để thắng ma sát

    Bài 3

    Một người kéo một vật có khối lượng 42kg từ dưới đất lên cao 4m trong 20 giây theo phương thẳng đứng .

    a. Tính công thực hiện và công suất

    b.Nếu sử dụng ròng rọc động để kéo thì người đó phải kéo đầu dây một lực bằng bao nhiêu ? Phải kéo đầu dây một đoạn là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát

    Bài 4

    Một người kéo một vật có từ dưới đất lên cao 4m bằng ròng rọc động với lực kéo 200N . Tính trọng lượng của vật và công thực hiện của người đó . Bỏ qua ma sát

      bởi Bảo Lộc 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1:

    Tóm tắt :

    P = 1600W,h = 6m

    t = 10s,H= 75%

    a. Tính A= ?

    b tính P = ?

    Giải :

    a.Công thực hiện của vật là :

    \(A=P.t=1600.10=16000\left(J\right)\)

    b.

    Ta có :

    \(H=\dfrac{A_i}{A}.100\%=75\%\)

    \(=>\dfrac{A_i}{16000}.100\%=75\%\)

    \(=>A_i=\dfrac{75}{100}.16000=12000\left(J\right)\)

    \(A_i=P.h=P.6=12000\left(J\right)\)

    \(=>P=\dfrac{12000}{6}=2000\left(N\right)\)

      bởi Nguyen Hoang 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1. Một người đi xe đạp trên một đoạn đường nằm ngang, chuyển động thẳng đều với tốc độ12km/h. Khi xe đến một đoạn đường dốc lên, lực cản chuyển động của xe tăng gấp 3 lần so với khi xe chuyển động trên đoạn nằm ngang. Người này cố sức đạp xe mạnh hơn nhưng chỉ làm tăng được công suất của lực kéo gấp 2 lần so với đoạn nằm ngang. Hãy tính tốc độ của xe trên đoạn đường dốc.

    Câu 2. Một miếng đồng có khối lượng 0.6kg, được đun nóng từ 20•C lên 200•C

    a/ Tính nhiệt lượng thu vào của đồng khi tăng nhiệt độ

    b/ Nếu dùng nhiệt lượng thu được ở trên câu a cung cấp cho 1kg nước thì nhiệt độ của nước tăng thêm bao nhiêu độ. Biết C nước=4200J/kg.K và C đồng= 380 J/kg.K

      bởi hà trang 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Câu 2:

    tóm tắt

    a) m1 = 0,6kg ; t1 = 20 độ C; t2 = 200 độ C

    Q = ?

    b) m2 = 1kg ; C nước = 4200 J/kg.k ; C đồng = 380 J/kg.k

    \(\Delta t=?\)

    giải

    a) nhiệt lượng thu vào để mieesng đồng tăng nhiệt độ từ 20 độ C đến 200 độ C là:

    Q = m1 . C đồng . (t2 - t1 )

    = 0,6 . 380 .(200-20)

    = 41040 J

    b) nhiệt độ nước tăng lên là :

    Q = m2 . C nước . \(\Delta t\)

    \(\Leftrightarrow\) 41040 = 1.4200.\(\Delta t\)

    \(\Leftrightarrow\) \(\Delta t=9.7\) độ C

    Vậy nhiệt độ của nước tăng thêm là 9,7 độ C

      bởi Hồ Lê Minh Quân 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • So sánh sự giống và khác nhau của thực hiện công và truyền nhiệt ?

      bởi Kim Ngan 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giống nhau: Đều làm thay đổi nhiệt năng của vật.
    Khác nhau:
    + Thực hiện công: Tác dụng một lực lên vật và có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng thành nhiệt năng.
    + Truyền nhiệt: Là sự truyền nhiệt năng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hoặc ngược lại và ko có sự chuyển hóa năng lượng.

      bởi Phác Trịnh Mỹ 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình chứa hình trụ được đặt thẳng đứng ,đáy của bình trụ nằm ngang và có diện tích là S=200cm2, bên trong bình đang chứa nước ở nhiệt độ t01=600C. Người ta rót thêm vào bình một lượng dầu thực vật ở nhiệt độ t02=200C cho đến khi tổng độ cao của cột nước và cột dầu bên trong bình là h=50cm .Xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa nước và dầu dẫn đến sự cân bằng nhiệt ở nhiệt độ t0=450C . Cho khối lượng riêng của nước D1=1000kg/m3, của dầu D2=800kg/m3,nhiệt dung riêng của nước C1=4200J/kg/K và của dầu C2=2100J/kg/K. Biết dầu nổi hoàn toàn trên nước .Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng với bình và môi trường.

    a)Tính tỉ số khối lượng của dầu và nước từ đó tính độ cao của cột dầu và cột nước trong bình.

    b)Tính áp suất do khối chất lỏng gây ra tại đáy bình.

      bởi Tuấn Huy 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • các bạn giúp mình nha!mình đang cần gấp!!khocroi

      bởi Nguyen Giang 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?

      bởi Thanh Truc 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • +Phụ thuộc vào 3 yếu tố

    -khối lượng vật
    -độ tăng nhiệt độ của vật
    -và chất cấu tạo nên vật < nhiệt dung riêng>

      bởi Trần Sơn 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 3 miếng kim loại giống nhau củng ở nhiệt độ t0=20 độ C. Người ta lấy một miếng thả vào một bình chứa nước có nhiệt độ t=42 độ C. Sau khi cân bằng, lấy ra thì nhiệt độ của nó là 38 độ C, Thả miếng thứ 2 vào đợi đến khi cân bằng rồi lại lấy ra và thả miếng thứ 3 vào. Coi quá trình truyền nhiệt chỉ xảy ra giữa nước và các miếng kim loại. Hỏi nhiệt dội cuối cùng của miếng thứ 3 là bao nhiêu.

      bởi Nguyễn Vân 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi \(m\) là KL của nước và \(m_1\) là KL của các khối kim loại

    Lần 1:\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(m\cdot c\cdot\left(t-t_{cb1}\right)=m_1\cdot c_1\cdot\left(t_{cb1}-t_0\right)\)

    \(\Rightarrow mc\cdot4=m_1\cdot c_1\cdot18\) (1)

    Lần 2 Ta có : \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow mc\cdot\left(t_{cb1}-t_{cb2}\right)=m_1c_1\left(t_{cb2}-t_0\right)\)

    \(\Rightarrow mc\left(38-t_{cb2}\right)=m_1c_1\left(t_{cb2}-20\right)\) (2)

    Chia (2) cho (1) vế theo vế, ta được:

    \(\dfrac{38-t_{cb2}}{4}=\dfrac{t_{cb2}-20}{18}\Rightarrow t_{cb2}\approx34,73^oC\)

    Lần 3: Ta có \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow mc\left(t_{cb2}-t_{cb3}\right)=m_1c_1\left(t_{cb3}-t_0\right)\)

    \(\Rightarrow mc\left(34,73-t_{cb3}\right)=m_1c_1\left(t_{cb3}-20\right)\) (3)

    Lấy (3) chia (1) vế theo vế, ta được:

    \(\dfrac{34,73-t_{cb3}}{4}=\dfrac{t_{cb3}-20}{18}\Rightarrow t_{cb3}\approx32^oC\)

      bởi Nguyễn Quốc Thịnh 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng thìa khuấy nước trong cốc nhiệt năng của nước thay đổi không ?Tại sao?

      bởi trang lan 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi khuấy nước, ma sát sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn làm nước nóng lên, có điều nóng lên không đáng kể.

      bởi Hoàng Nhi 05/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cái nồi bằng nhôm chứa nước ở 24°C, cả nước và nồi có khối lượng 3kg. Đổ thêm vào nồi 1kg nước sôi thì nhiệt độ cuối cùng của nồi là 45°C.

    a) Hãy cho biết phải đổ thêm bao nhiêu nước sôi nữa để nhiệt độ cuối cùng của nước trong nồi là 60°C

    b) tính khối lượng của nồi,biết nhiệt rung riêng của nước nhôm lần lượt là 4200J/kgk

    880J/kgk

      bởi Phong Vu 12/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • (Bài này phải giải câu b trước )

    b) Lần đổ nước đầu tiên :

    Áp dụng pt cân bằng nhiệt ,ta có :

    QTV = QTR

    <=> mnuoc .cnuoc (tcb-t1 ) + mnhom.cnhom (tcb-t1)= m2.cnuoc(t2-tcb)

    <=> (mnuoccnuoc +mnhomcnhom)(tcb-t1)=m2cnuoc(t2-tcb)

    <=> mnuoc4200 + mnhom880 = \(\dfrac{m_2c_{nuoc}\left(t_2-t_{cb}\right)}{t_{cb}-t_1}\)

    =\(\dfrac{1.4200\left(100-45\right)}{45-24}\)=11000 (1)

    Ta có : mnuoc + mnhom = 3 (2)

    Từ (1) vả (2) giải hệ pt , tá dược :

    mnuoc = 2,5 kg ; mnhom =0,5 kg

    â)Gọi m là khối lượng nước cần đổ vào

    Lần đổ nước thứ hai :

    Áp dụng pt cân bằng nhiệt , ta có :

    QTV =QTR

    <=>[ (mnuoc + m2 ) cnuoc + mnhom .cnhom ] (t-tcb ) = m.cnuoc (t2 - tcb )

    <=> \(m=\dfrac{\left[\left(m_{nuoc}+m_2\right)c_{nuoc}+m_{nhom}c_{nhom}\right]\left(t-t_{cb}\right)}{c_{nuoc}\left(t_2-t_{cb}\right)}\)

    <=> \(m=\dfrac{\left[\left(2,5+1\right)4200+0,5.880\right]\left(60-45\right)}{4200\left(100-60\right)}\)

    <=.>\(m=1,35\)

    Vậy khối lượng nước ...........

      bởi Nhật Hạ 12/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng có khối lượng lần lượt là m1 = 1kg , m2 = 2kg , m3 = 3kg ở nhiệt độ lần lượt là t1 = 10*C , t2 = 5*C , t3 = 50*C,nhiệt rung riêng lần lượt là c1 = 250J/kgk c2 = 4200J/kgk c3 = 3000J/kgk

    a) tính nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt

    b) tính nhiệt lượng cần dùng cung cấp để đun nóng hỗn hợp đến nhiệt độ 30*C

    câu 2: đổ một thìa nước nóng vào trong 1 lượng kế,nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng lên 5*C đổ thêm thìa thứ 2 vào lượng kế thì nhiệt lượng kế tăng thêm 3*C.nhiệt độ của lượng kế sẽ tăng lên bao nhiêu độ khi ta đổ thêm 48 thìa nước nóng nữa vào trong lượng kế

      bởi Trieu Tien 19/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2; Gọi m là khối lượng của nhiệt lượng kế
    Gọi c là nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế
    Gọi t là nhiệt độ đầu của nhiệt lượng kế
    Gọi m' là khối lượng nước trên 1 thìa
    Gọi c' là nhiệt dung riêng của nướca
    Gọi t' là nhiệt độ của nước nóng
    Gọi t1 là nhiệt độ cân bằng đầu tiên .
    Gọi t2 là nhiệt độ cân bằng thứ 2 .
    Gọi T là nhiệt độ cân bằng thứ 3 .
    Đổ 1 thìa đầu tiên
    Ta có : t1 - t = 5°C => t1 = 5 + t
    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào :
    Q1 = mc(t1 - t) = 5mc
    Nhiệt lượng 1 thìa nước nóng tỏa ra :
    Q1' = m'c'( t' - t1) = m'c'( t' - 5 - t)
    Cân bằng nhiệt:
    Q1 = Q1'
    => 5mc = m'c'( t' - t + 5) (1)
    Đổ 1 thìa thứ hai
    Ta có : t2 - t1 = 3°C => t2 = 3 + t1 = 8 + t
    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào :
    Q2 = mc(t2 - t1) = 3mc
    Nhiệt lượng do nước ở thìa 1 thu vào :
    Q2nước = m'c'(t2 - t1) = 3m'c'
    Nhiệt lượng 1 thìa nước nóng thứ 2 tỏa ra :
    Q2' = m'c'( t' - t2) = m'c'( t' - t - 8 )
    Cân bằng nhiệt:
    Q2 + Q2nước = Q2'
    => 3mc + 3m'c' = m'c'( t' - t - 8) (2)
    => 3mc + 3m'c' = m'c'( t' - t - 5 - 3)
    => 3mc + 3m'c' = m'c'( t' - t - 5) - 3m'c'
    Do ở (1)
    => 3mc + 3m'c' = 5mc - 3m'c'
    => mc = 2m'c' (3)
    Thay (3) vào (2)
    => ( t' - t - 8) = 12 (4)
    Đổ thêm 48 thìa nước nóng
    Ta có : T - t2 = ∆t => T = ∆t + t2 = ∆t + 8 + t
    Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào :
    Q3 = mc(T - t2) = mc∆t
    Nhiệt lượng do nước ở 2 thìa trước thu vào :
    Q3nước = 2m'c'(T - t2) = 2m'c'∆t
    Nhiệt lượng 48 thìa nước nóng thứ 3 tỏa ra :

    Q3' = 48m'c'( t' - T) = 48m'c'( t' - ∆t - t - 8 )
    Cân bằng nhiệt:
    Q3 + Q3nước = Q3'
    => mc∆t + 2m'c'∆t = 48m'c'( t' - t - 8 - ∆t )
    => mc∆t + 2m'c'∆t = 48m'c'( t' - t - 8) - 48m'c'∆t (5)
    Thay (2) và (4) vào (5)
    => 3m'c'∆t + 2m'c'∆t = 48m'c' × 12 - 48m'c'∆t
    => 53∆t = 48 × 12
    Độ tăng nhiệt độ của nhiệt kế sau 48 thìa nước nóng là:
    ∆t = 48 × 12 / 53 = 10,9 °C

      bởi Hoàng Hương Lan 19/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hihiMột binh cách nhiệt chứa đầy nước ở nhiệt độ t0=20oC thả vào bình 1 miếng nhôm đã nung nóng đến 100oC sau khi cân bằng nhiệt,nhiệt độ nước trong bình là t1=30,3oC thả tiếp vào bình một miếng nhôm như trên ,sau khi cân bằng nhiệt,nhiệt độ nước trong bình là t2=42,6oC.Xác định nhiệt dung riêng của nhôm

    hihiCho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 j/kg.K

    khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3,của nước là 1000 j/kg.K

      bởi bach hao 27/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giải thích hiện tượng khi bỏ vài hạt thuốc tím vào cốc nước lúc sau ta thấy toaafn bộ nước trong cốc có máu tím.Để hiện tượng xảy ra nhanh hơn ta phải làm như thế nào ?
    mọi người giúp mình vs

      bởi Quế Anh 05/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải thích: vì các phân tử nước chuyển động hỗn độn ko ngừng nên hạt thuốc tím bị hòa tan trong nước làm nước chuyển sang màu tím

    Thuốc tím trong cốc nước nóng sẽ hòa tan nhanh hơn vì trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân tử thuốc tím chuyển động hỗn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.

      bởi quốc thái 05/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong các trường hợp sau, năng lượng chuyển hóa thế nào ?

    1. Nước chảy từ trên thác xuống

    2. Mũi tên bắn ra từ chiếc ung

    3. Ném vật lên cao

    4. Một vật được thả từ đỉnh máng nghiêng xuống

      bởi Kim Ngan 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hình như là câu 2 nha bạn

      bởi Hoàng xuân Để 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt năng của một vật có thể bằng 0 được không? Vì sao

      bởi Thiên Mai 23/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Theo mik là không thể bằng 0 vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật, mà các phân tử đều luôn chuyển động nên nó luôn có nhiệt năng.

      bởi Minh Giang Bùi 23/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON