YOMEDIA
NONE

Một thấu kính phẳng – lõm làm bằng thủy tinh có tiêu cự f1 = -20 cm. Thấu kính được đặt sao cho trục chính thẳng đứng, mặt lõm hướng lên trên. Một điểm sáng S nằm trên trục chính và cách thấu kính một đoạn d (hình vẽ).

a) Ảnh S/ của S tạo bởi thấu kính cách thấu kính 12 cm. Tính d.

b) Giữ nguyên S và cố định thấu kính. Đổ một chất lỏng trong suốt vào mặt lõm. Bây giờ ảnh S/ của S là ảnh ảo và cách thấu kính 20 cm. Tính tiêu cự f2 của thấu kính chất lỏng phẳng – lồi

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a) Tính d

    + Vì S/ là ảnh của thấu kính phân kì nên: \({{d}^{/}}=-12\left( m \right)\)

    + Áp dụng công thức thấu kính ta có:

    \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}\Rightarrow d=\frac{{{d}^{/}}f}{{{d}^{/}}-f}=\frac{\left( -12 \right)\left( -20 \right)}{-12+20}=30\left( cm \right)\)

    b) Tiêu cự f2

    + Hệ thấu kính bây giờ gồm thấu kính chất lỏng dạng phẳng – lồi và thấu kính thủy tinh dạng phẳng – lõm được ghép sát đồng trục với nhau.

    + Theo đề, ảnh S/ là ảnh ảo và cách thấu kính tương đương 20 cm → \({{d}^{/}}=-20\)(cm)

    + Vì vật được giữ cố định nên lúc này vật cách thấu kính tương đương d = 30 cm

    + Ta có: \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}\Rightarrow f=\frac{d.{{d}^{/}}}{d+{{d}^{/}}}=\frac{30.\left( -20 \right)}{30-20}=-60\left( cm \right)\)

    + Lại có: \(\frac{1}{f}=\frac{1}{{{f}_{1}}}+\frac{1}{{{f}_{2}}}\Leftrightarrow \frac{1}{-60}=\frac{1}{-20}+\frac{1}{{{f}_{2}}}\Rightarrow {{f}_{2}}=30\left( cm \right)\)

      bởi cuc trang 17/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON