YOMEDIA
NONE

Một điện tích điểm q dương, khối lượng m bay vào điện trường đều tại điểm M (Điện trường đều được tạo bởi hai bản kim loại phẳng rộng đặt song song, đối diện nhau, hai bản được tích điện trái dấu và bằng nhau về độ lớn) với vận tốc ban đầu \(\overrightarrow{V_{0}}\) tạo với phương của đường sức điện một góc \(\alpha\). Lập phương trình chuyển động của điện tích q, Viết phương trình quĩ đạo của điện tích q rồi xét các trường hợp của góc \(\alpha\).

Cho biết: Điện trường đều có véctơ cường độ điện trường là \(\overrightarrow{E}\), M cách bản âm một khoảng b(m), bản kim loại dài l(m), Hai bản cách nhau d(m), gia tốc trọng trường là g.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • **Chọn hệ trục tọa độ 0xy:

    Gốc 0 trùng với M.

    0x: theo phương ngang(Vuông góc với các đường sức)

    0y: theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới (Cùng phương, chiều với đường sức)

    Gọi α là góc mà vectơ vận tốc ban đầu của điện

    Tích hợp với phương thẳng đứng.

    * Lực tác dụng: Trọng lực \(\overrightarrow{P}=m.\overrightarrow{g}\)

                              Lực điện: \(\overrightarrow{F}=m.\overrightarrow{E}\) 

    Hai lực này có phương, chiều cùng phương chiều với.Đường sức điện (Cùng phương chiều với trục 0y). Phân tích chuyển động của q thành hai chuyển động thành phần theo hai trục 0x và 0y.

    1. Xét chuyển động của q trên phương 0x.

    Trên phương này q không chịu bất kì một lực nào nên q

    Sẽ chuyển động thẳng đều trên trục 0x với vận tốc không

    đổi: gia tốc ax=0, Vx= V0x =V0.sinα                                                       (1)

    =>Phương trình chuyển động của q trên trục 0x:  x= Vx.t= V0.sinα.t     (2)

     

    2. Xét chuyển động của q theo phương 0y:

    - Theo phương 0y: q chịu tác dụng của các lực không đổi(Hợp lực cũng không đổi) q thu được gia tốc

     \(a_{y}=a=\frac{F+P}{m}=\frac{q.\overrightarrow{E}}{m}+g\)                           (3)

    - Vận tốc ban đầu theo phương 0y:V0y=  V0.cosα    (4)                                                                     

    *Vận tốc của q trên trục 0y ở thời điểm t là: Vy= V0y+ a.t = V0.cosα+ \((\frac{q.\overrightarrow{E}}{m}+g)\).t     (5)

    => Phương trình chuyển động của q trên trục 0y: y = V0.cosα.t + \(\frac{1}{2}(\frac{q.\overrightarrow{E}}{m}+g)\).t2    (6)

      bởi Nguyen Ngoc 14/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON