YOMEDIA
NONE

Một bóng đèn sáng bình thường với UĐ=6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ là IĐ=0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U=12V.

a. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc bóng đèn nối tiếp với điện trở vào hiệu điện thế U đã cho trên đây?

b. Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo sơ đồ hình 11.1 thì phần điện trở R1 của biến trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a)

    Mắc đèn nối tiếp với biến trở : \(I_Đ=I_b=I\)

    Điện trở của biến trở khi đó là:

     \({R_b} =\dfrac{U_b}{I}= \dfrac{U - {U_D}}{I_D}=\dfrac {12 - 6}{0,75} = 8\Omega \)

    b.

    Gọi phần còn lại của biến trở là \(R_2\) : \(R_2 = R_b-R_1=16-R_1\)

    Mạch gồm: Đèn được mắc song song với phần \(R_1\) của biến trở và đoạn mạch song song này được mắc nối tiếp với phần còn lại \(R_2\) của biến trở .

    Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch song song là UĐ = 6V và do đó hiệu điện thế ở hai đầu \(R_2\) của biến trở là\(U_2= U – U_Đ = 12-6= 6V\).

    Từ đó suy ra điện trở của hai đoạn mạch này bằng nhau, nghĩa là:\(\dfrac{R_D.R_1}{R_D + R_1} =R_2= 16 - {R_1}\) (*) với \({R_D} = \dfrac{6}{0,75} = 8\Omega \)  

    => từ (*) ta tính được \(R_1 ≈11,3Ω\)

      bởi Nguyễn Trà Giang 13/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON