YOMEDIA
NONE

GIẢI THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN NGÀY NAY

GIẢI THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN NGÀY NAY

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  •  thế đó

      bởi Phạm Nguyễn Hoàng Anh 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Thực vật hạt kín có thể phát triển phong phú như ngày nay vì:

    - Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn

    - Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhụy

    - Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả.

      bởi Hello Bro! 17/03/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều loài sâu hại chống thuốc làm cho liều lượng thuốc sử dụng phải tăng lên, gây tốn kém và ô nhiễm môi trường, đồng thời gây hiện tượng tái của dịch hại. Đặc biệt thuốc BVTV gây nhiễm độc môi trường sống, thống kê cho thấy không phải tất cả lượng thuốc BVTV được sử dụng đều đạt mục đích diệt sâu hại. Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% thuốc trừ sâu phun cho cây bị rơi xuống đất. Thuốc trừ sâu rơi vào đất sẽ biến đổi theo nhiều hướng: rửa trôi, bay hơi, phân hủy sinh học, thực vật hấp thụ....Đây là mối đe dọa lớn cho sức khỏe con người, vì thuốc trừ sâu đã bị lôi cuốn vào chuỗi thức ăn tự nhiênTừ lâu các nhà  học đã tìm cách để thoát ra khỏi vấn nạn ô nhiễm này bằng cách nghiên cứu tìm ra các biện pháp sinh học để áp dụng trong bảo vệ thực vật nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV hóa học, tiến đến giảm bớt phần nào nạn ô nhiễm trong đời sống. Nhiều biện pháp sinh học đã được nghiên cứu trong và ngoài nước và được đưa ra ứng dụng trong nông nghiệp, hy vọng sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường sống và thực phẩm cho con người.

        Để phòng trừ sinh vật hại trên cây trồng có rất nhiều biện pháp như: cơ giới, canh tác, hóa học và biện pháp phòng trừ sinh học. Tuy nhiên, tùy theo từng loại cây trồng, đối tượng sinh vật hại và thời điểm để lựa chọn biện pháp phòng trừ sinh vật hại cho phù hợp và hiệu quả nhất. Trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại nêu trên, phương pháp phòng trừ bằng biện pháp sinh học được xem là mang lại hiệu quả và thân thiện, an toàn với môi trường.

    Biện pháp phòng trừ sinh học là tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, làm nơi ẩn nấp cho thiên địch ... Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích, an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Ngoài ra việc kích thích để cây trồng kháng lại bệnh hại cũng được xem là biện pháp sinh học.

     Một số biện pháp phòng trừ sinh học chủ yếu đang sử dụng hiện nay để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng:

            1.  Trên cây lúa

        Sử dụng nhóm thiên địch ăn mồi và k‎ý sinh trên ruộng lúa để khống chế sâu hại: thiên địch của sâu hại trong ruộng lúa có thể chia làm 2 nhóm tùy theo khả năng và chức năng của chúng gồm: nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt và nhóm thiên địch ký sinh.

         *  Nhóm bắt mồi ăn thịt:

        + Kích thước lớn, khỏe, nhanh hơn nên có thể bắt giết và ăn hết con mồi trong một đơn vị thời gian, hay một giai đoạn sinh trưởng.

    + Một cá thể có thể giết một hay nhiều con mồi.

        + Đa thực (ăn tạp) nên có thể hiện diện thường xuyên trong ruộng lúa do có thể chuyển sang con mồi khác khi vật chủ (con mồi) chính của nó còn ít hoặc biến mất. Do đó, rất cần thiết để bảo vệ chúng trong vòng 30-40 ngày đầu sau khi sạ lúa.

        + Hai Bộ phong phú nhất trong ruộng lúa là bộ Nhện Lớn (Araneae) và bộ Cánh Nửa Cứng (Hemiptera).

        * Các loài thiên địch: nhện Lycosa, nhện linh miêu, nhện chân dài, Bọ xít mù xanh, Bọ xít nướcGọng vó, Bọ Rùa, Kiến ba khoang, Đuôi kiềm …  

        * Nhóm ký sinh (Parasitoids)

        - Kích thước nhỏ hơn con mồi nên không thể bắt mồi để ăn thịt. Nhưng lại có kỹ năng đặc biệt là có thể đẻ trứng vào trong con mồi to lớn hoặc mạnh mẽ hơn mà không bị phát hiện hoặc chống cự không thành công.

        - Một cá thể có thể đẻ con để ký sinh trên nhiều con mồi và giết chết chúng, mặc dù chỉ ký sinh ở giai đoạn ấu trùng.

        - Có phổ ký chủ hẹp, gần như chuyên biệt trên một loài côn trùng nào đó nên rất hữu hiệu để có thể tiêu diệt hết con mồi, nhưng vì vậy cũng khó hiện diện thường xuyên trên đồng ruộng nếu không còn ký chủ.

               Xét về số loài, hầu hết đều ở trong bộ Cánh Màng (Hymenoptera). Các loài thiên địch chủ yếu là: Ong Cự, Ong đen (Cotesia sp., Apanteles sp.), Ong đa phôi, Ong ký sinh trứng rầy , Ong đen óng ánh, Ong mắt đỏ (Trichogramma)... Hai loài ong ký sinh muỗi hành hại lúa là: Ong Propicroscytus oryzae ký sinh ấu trùng và Ong Platygaster sp. ký sinh trên nhộng của muỗi hành.

         Ngòai ra trong biện pháp phòng trừ sinh học còn sử dụng vi sinh vật để quản lý sâu bệnh cho cây trồng như: nấm xanh (Metarhyzium spp), nấm trắng (Beauveria spp) đã được sử dụng đề phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá trên lúa. 

        2. Trên cây rau

        - Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng Tricoderma, nấm bột, NPV, bọ rùa 8 chấm, bọ xít nâu viền trắng, kiến ba khoang, chuồn chuồn cỏ, ong cự, ong kén trắng, ruồi ăn rệp, …Các loài thiên địch trên khá phổ biến ngoài đồng ruộng, tuy nhiên do tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học nên mật số thiên địch trên đồng ruộng ngày càng giảm. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm nấm Tricoderma  ngày càng được nhiều nông dân biết đến và sử dụng phổ biến, chế phẩm nấm Tricoderma được trộn với phân chuồng ủ hoai dùng bón lót cho cây trồng có tác dụng hạn chế nguồn nấm bệnh trong đất (phòng trừ bệnh thối rễ cây ăn trái do nấm Fusarium solani gây ra). Sử dụng một số loại bẫy sinh học như: bẫy dính màu vàng, bẫy fly kill dẫn dụ ruồi đục trái, bẫy pheromone dẫn dụ sâu tơ - sâu khoang trên rau ăn lá, …

        -  Vi khuẩn Bacillus thuringinensis có hiệu quả trừ sâu trên một số loại cây trồng, đặc biệt là rau ăn lá. Vi khuẩn hoại sinh cũng được nghiên cứu trong quản l‎ý các bệnh do nấm gây ra.

        3. Trên cây ăn trái, dừa

        - Sử dụng kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera, Họ Formicidae. Kiến vàng là một loại thiên địch giúp nông dân tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng thuốc hóa học.

        - Kiến vàng giúp hạn chế tỷ lệ trái bị rụng do bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) thấp hơn so với vườn có dùng thuốc hóa học. Ở châu Phi, kiến vàng ngăn không cho hai loại bọ xít hại dừa phát triển.

        - Nhân nuôi, phóng thích ong Trichogramma sp. kiểm soát sâu đục trái bưởi.

        - Quản lý Bọ cánh cứng hại Dừa (Brontispa longissima Gestro) bằng ong ký sinh (Asecodes hispinarum). Ong A. hispinarum có khả năng k‎ý sinh lên ấu trùng  của bọ cánh cứng hại dừa, tuổi ký‎ chủ ưa thích của ong A. hispinarum là tuổi 4. Khả năng ký sinh của 01 con cái trung bình khoảng 03 ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa/ ngày, số lượng ong phát triển từ 01 k‎ý chủ là từ 30 – 162 con.  

        4. Một số loại cây trồng khác

        - Sử dụng Ong Cotesia flavipes Cameron k‎ý sinh sâu đục thân mía (Chilo tumidicostalis Hampson) là loài sâu hại mới được phát hiện vào tháng 9/2014 tại các vùng trồng mía ở Tây Ninh. Ong  Cotesia flavipes sẽ k‎ý sinh ấu trùng sâu đục thân mía loài mới này.

        - Quản lý Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) gây hại trên khoai mì : Rệp sáp bột hồng tấn công điểm sinh trưởng của cây khoai mì, hút nhựa cây gây hiện tượng chùn đọtKiểm soát sinh học: sử dụng Nhóm ăn mồi như: bọ rùa ( 8 – 9 con/ngày, bọ cánh gân (Green lacewing) ăn trên 50 con rệp sáp bột hồng/ngày

        Sử dụng ong ký sinh  Anagyrus lopezi: là loài chuyên tính (chỉ ký sinh trên rệp sáp hồng). Một ong cái có khả năng đẻ từ 50 – 100 trứng trong suốt thời gian sống của nó và đẻ trứng liên tục trong quần thể rệp sáp hồng, Khả năng ký sinh: từ 15 – 20 rệp sáp hồng/ngày. Ngòai ra Ong Anagyrus lopezi còn có khả năng ăn ăn mồi: từ 20 – 30 rệp sáp hồng/ngày.

        Biện pháp phòng trừ sinh học không có mục đích diệt trừ tất cả sâu hại hoặc mầm bệnh mà là làm giảm áp lực của sâu bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại. Với mục đích này biện pháp sinh học phải được áp dụng chung với biện pháp canh tác phù hợp. Ngòai ra còn phải áp dụng các biện pháp sinh học trên diện tích đủ rộng thì các giải pháp của biện pháp sinh học mới phát huy được hiệu quả của nó. Nếu áp dụng biện pháp sinh học kết hợp với biện pháp canh tác trong nhiều vụ thì dần dần áp lực của sâu bệnh sẽ giảm xuống dưới ngưỡng gây hại, đây là tính bền vững của biện pháp sinh học. Ngòai ra sau khi áp dụng biện pháp sinh học trong nhiều vụ thì về sau chi phí cho việc bảo vệ mùa vụ không bị sâu bệnh tấn công gây hại sẽ giảm thấp, như vậy biện pháp sinh học sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, ngòai ra còn hạn chế được ô nhiễm môi trường và tiến tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

      bởi Thánh Bảo 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF