YOMEDIA
NONE

Phân tích nghệ thuật trong bài Hịch tướng sĩ

Phân tích nghệ thuật trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Hướng Dẫn

    1.Ngay sau khi nêu gương các anh hùng nghĩa sĩ đã xả thân vì đất nước trong những thời kì loạn lạc, tác giả đã viết những lời hết sức tâm huyết kể tội ác của giặc. Bằng cái nhìn sáng suốt, sâu rộng và cảnh giác của vị Tiết chế thống lĩnh, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần tà tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh của những tên sứ giặc.

    2.Đoạn văn nói về nỗi lòng, tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trước tội ác của giặc được đánh giá là đoạn đặc sắc, hay nhất của bài hịch. Tác giả đã sử dụng những lời văn hết sức thống thiết, cách nói thậm xưng để diễn tả nỗi đau, sự uất hận của một vị tướng lĩnh phải chứng kiến cảnh quốc thế bị sỉ nhục, nhân dân bị chà đạp. Nỗi đau ấy luôn thường trực, kéo dài dằng dặc theo dòng chảy thời gian (ngày, nửa đêm…) thấu vào tận xương tủy: “như dao cắt, nước mắt đầm đìa”. Càng đau xót càng uất hận, căm thù lên đến tột đỉnh biến thành mong muốn mạnh mẽ: “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”. Tác giả đã sử dụng cách nói cụ thế đầy ấn tượng để biểu thị một thái độ kiên quyết không dung tha lũ giặc cướp nước. Câu văn chia thành nhiều vế đối nhau tạo cho giọng văn sự đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ.

    3.Tác giả cũng chỉ ra một sự thật dù phũ phàng song rất hiển nhiên, tất yếu: Tiền không mua được đầu giặc, chó săn không đuổi được quân thù, rượu ngon không thế làm cho giặc say chết… Và người phải chịu hậu quả đau xót không chi là triều đình, là tướng lĩnh mà chính là bản thân người lính và những người thân yêu của họ.

    Tác giả vẽ ra viễn cảnh hết sức bi thương sẽ xảv ra với những điều thiêng liêng, tôn kính nhất của mỗi con người: gia quyến bị tan, phần mộ cha mẹ bị quật lên, tiếng dơ khôn rửa… Còn gì đau xót hơn?

    4.Tác giả là một vị thống lĩnh, lại trong một văn bản chính luận, không thể tránh khỏi nhừng lời lẽ khẳng khái, nghiêm khắc phê phán khi nói về thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của nhiều tướng sĩ trước vận mệnh đất nước “không biết lo, mà không biết thẹn, không biết tức…”. Nhiều lúc sắc thái đó còn được tăng lên thành nhừng lời khẳng định một chân lí duy nhất, không thể khác: “Nếu các ngươi… thì mới phải; nhược bằng khinh bỏ… tức là kẻ nghịch thù”. Đối với Trần Quốc Tuấn, đó cũng là tư tưởng chung của hệ ý thức phong kiến “ái quốc”, thống nhất với “trung quân”. Thiết nghĩ trung thành với một triều đại thân dân, có những vị tướng kiệt xuất, hết lòng vì giang sơn xã tắc thì cũng là thuận ý trời, hợp lòng dân. Như vậy, lời lẽ và thái độ của Trần Quốc Tuấn cũng là hết sức hợp lí.

    Nhưng có nhiều khi muốn bày tỏ sự ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ: “Các ngươi ở cùng ta…”, “lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị đau xót biết chừng nào…”, “chẳng những… mà”.

    Đặc biệt là đoạn văn miêu tả tâm trạng xót xa, uất hận đến tột cùng của vị thống lĩnh đã tạo cho bài hịch có sắc thái chân tình, gần gũi, thắm thiết.

      bởi Nguyễn Trang 19/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF