YOMEDIA
NONE

Giới thiệu về quê hương Hà Tĩnh

ai giúp mk vớikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroikhocroi

viết 1 bài văn giới thiệu về quê hương mình hà tĩnh

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (5)

  • Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

    Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

    Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

    Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

    Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

    “ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

    “ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

    Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

    Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

    Quê hương là gì hả mẹ

    Mà cô giáo dặn phải yêu

    Quê hương là gì hả mẹ

    Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

    Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

    Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

      bởi Buồn's Cún's Con 04/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ và nhiều cứ liệu về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ... cho biết, cách đây hàng vạn năm, những người tiền sử đã đến vùng đất này sinh sống và đây có thể từng là một trung tâm lớn của thời tiền văn hoá Đông Sơn.
     

    Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.

    Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (ngày 27-12-1975), đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

    Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (ngày 16-8-1991) đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

    Hiện tại, Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 10 huyện gồm: Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn.
     

    Quá trình chuyển biến và thay đổi tên gọi các đơn vị hành chính trên miền đất Hà Tĩnh cũng là quá trình mở rộng giao lưu, hoà nhập của Hà Tĩnh với sự phát triển của dân tộc.

    Là nơi quần tụ của các cư dân bản địa và cư dân từ nhiều vùng khác đến, từng là “phiên trấn”, “phên dậu” của nước Đại Việt xưa, mảnh đất này gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đây là quê hương của Mai Thúc Loan, xưng vương Mai Hắc Đế lãnh đạo nhân dân chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc (năm 772). Đầu thế kỷ XV, hai cha con Quốc công Đặng Tất, Đặng Dung là những thủ lĩnh chủ chốt giúp nhà Hậu Trần lập nên những chiến công vang dội chống giặc Minh. Thế kỷ XV, đất Đỗ Gia (Hương Sơn) và dãy núi Thiên Nhẫn là đại bản doanh của Lê Lợi, nhân dân Hà Tĩnh là chỗ dựa vững chắc của nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh. Thế kỷ XVIII, Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, đất Hà Tĩnh là nơi dừng chân bổ sung quân sỹ, lương thực, nhân dân Hà Tĩnh lại một lần nữa biểu hiện lòng trung thành của mình với đất nước. Thế kỷ XIX, Vua Hàm Nghi chọn Sơn Phòng Hương Khê làm nơi bàn tính, mưu toan việc lớn và rừng Vũ Quang, Hương Khê trở thành đại bản doanh của cụ Phan Đình Phùng tụ hội anh hùng chí sỹ bốn phương, thực hiện cuộc kháng chiến 10 năm kiên cường, bền bỉ. Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh - cuộc diễn tập đầu tiên của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc, hàng vạn người Hà Tĩnh đã tham gia chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy sinh góp phần to lớn cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
     

    Hà Tĩnh là vùng “Địa linh nhân kiệt”, thời nào cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn đến những tên tuổi nổi danh đất nước như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu, Huy Cận...

    Dẫu đã bị mất mát nhiều do chiến tranh, thiên tai, nhưng đến nay Hà Tĩnh vẫn còn lại nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 393 di tích cấp tỉnh, 75 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và nhiều loại hình Văn nghệ dân gian đặc sắc, những làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển hàng năm, sáu trăm năm.

    Bước vào thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập toàn cầu, nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của cha ông, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Hà Tĩnh đang tập trung mọi nguồn lực, đón nhận sự quan tâm của  Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương trở thành một trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn khu vực Bắc miền Trung.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

    Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

    Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như  Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

    Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

    Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

     “ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

     “ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

    Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với  Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

    Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

                                               Quê hương là gì hả mẹ

                                               Mà cô giáo dặn phải yêu

                                               Quê hương là gì hả mẹ

                                               Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

    Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

    Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng  xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

      bởi no name 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khảo nhé

    Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

    Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

    Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như  Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

    Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

    Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

     “ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

     “ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

    Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với  Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

    Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

                                               Quê hương là gì hả mẹ

                                               Mà cô giáo dặn phải yêu

                                               Quê hương là gì hả mẹ

                                               Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

    Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

    Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng  xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

      bởi Lê Trần Khả Hân 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ và nhiều cứ liệu về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ... cho biết, cách đây hàng vạn năm, những người tiền sử đã đến vùng đất này sinh sống và đây có thể từng là một trung tâm lớn của thời tiền văn hoá Đông Sơn.
     

    Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.

    Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (ngày 27-12-1975), đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

    Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (ngày 16-8-1991) đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
     

    Hiện tại, Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 10 huyện gồm: Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn.
     

    Quá trình chuyển biến và thay đổi tên gọi các đơn vị hành chính trên miền đất Hà Tĩnh cũng là quá trình mở rộng giao lưu, hoà nhập của Hà Tĩnh với sự phát triển của dân tộc.

    Là nơi quần tụ của các cư dân bản địa và cư dân từ nhiều vùng khác đến, từng là “phiên trấn”, “phên dậu” của nước Đại Việt xưa, mảnh đất này gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đây là quê hương của Mai Thúc Loan, xưng vương Mai Hắc Đế lãnh đạo nhân dân chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc (năm 772). Đầu thế kỷ XV, hai cha con Quốc công Đặng Tất, Đặng Dung là những thủ lĩnh chủ chốt giúp nhà Hậu Trần lập nên những chiến công vang dội chống giặc Minh. Thế kỷ XV, đất Đỗ Gia (Hương Sơn) và dãy núi Thiên Nhẫn là đại bản doanh của Lê Lợi, nhân dân Hà Tĩnh là chỗ dựa vững chắc của nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh. Thế kỷ XVIII, Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, đất Hà Tĩnh là nơi dừng chân bổ sung quân sỹ, lương thực, nhân dân Hà Tĩnh lại một lần nữa biểu hiện lòng trung thành của mình với đất nước. Thế kỷ XIX, Vua Hàm Nghi chọn Sơn Phòng Hương Khê làm nơi bàn tính, mưu toan việc lớn và rừng Vũ Quang, Hương Khê trở thành đại bản doanh của cụ Phan Đình Phùng tụ hội anh hùng chí sỹ bốn phương, thực hiện cuộc kháng chiến 10 năm kiên cường, bền bỉ. Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh - cuộc diễn tập đầu tiên của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc, hàng vạn người Hà Tĩnh đã tham gia chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy sinh góp phần to lớn cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
     

    Hà Tĩnh là vùng “Địa linh nhân kiệt”, thời nào cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn đến những tên tuổi nổi danh đất nước như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu, Huy Cận...

    Dẫu đã bị mất mát nhiều do chiến tranh, thiên tai, nhưng đến nay Hà Tĩnh vẫn còn lại nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 393 di tích cấp tỉnh, 75 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và nhiều loại hình Văn nghệ dân gian đặc sắc, những làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển hàng năm, sáu trăm năm.

    Bước vào thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập toàn cầu, nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của cha ông, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Hà Tĩnh đang tập trung mọi nguồn lực, đón nhận sự quan tâm của  Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương trở thành một trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn khu vực Bắc miền Trung.

      bởi Huất Lộc 19/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON